Giọng triết lý thâm trầm

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 63 - 64)

Ma Văn Kháng không phải là người đầu tiên đưa ra những triết lý trong tác phẩm của mình mà trước đó trong các tác phẩm của Tự lực văn

đoàn, của Vũ Trọng Phụng hay của Nguyễn Khải, Nam Cao chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những câu triết lý sâu sắc: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” [10, 313]. “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” [10, 313]. “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng vị kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” [10, 313]… Nhưng sự khác biệt của Ma Văn Kháng khi thể hiện triết lý trong tác phẩm của mình với các nhà văn khác ở chỗ, các nhà văn khác thường gửi gắm kín đáo những triết lý của mình qua ngôn ngữ của nhân vật, còn Ma Văn Kháng ngoài việc để nhân vật đưa ra những triết lý hay ngầm ẩn các triết lý đó trong câu chuyện kể, ông còn trực tiếp bầy tỏ thể hiện những triết lý đó ngay trong những tác phẩm, ngay ở đầu đề của tác phẩm như: Dao sắc nhờ cán, Bồ nông ở biển, Gái có con, Một chốn nương thân… Dường như ở lĩnh vực nào của đời sống như gia đình, bạn bè, công việc, ông đều đưa ra những triết lý. Chính điều đó đã góp phần làm cho các tác phẩm của ông trở nên sâu sắc hơn. Chúng tôi nhận thấy các triết lý đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 63 - 64)