0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Cảnh sắc, con người miền núi phía Bắc trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng sau

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG SAU 1980 (Trang 26 -36 )

Ma Văn Kháng sau 1980

Ma Văn Kháng tiếp tục khẳng định đề tài miền núi, mặc dù ông là người đến sau các nhà văn kia, trong bối cảnh sáng tạo mới, và tiếp tục tạo ra dấu ấn riêng bằng những tác phẩm đặc sắc. Khi nói đến những tác phẩm viết về đề tài này, Ma Văn Kháng cho rằng: “Những tác phẩm lấy đề tài từ cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi, một cấu thành quan trọng trong toàn bộ sáng tác của tôi. Thì cũng phần nào giống như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Trung Trung Đỉnh, Phượng Vũ… các nhà văn người Kinh khác, tôi đã sống nhiều năm ở vùng đất này, đã hiểu biết đã yêu

thương nó và khao khát được trả ơn bằng việc miêu tả lại. Đây phải chăng cũng là một nét độc đáo, một sự phối ngẫu đẹp đẽ trong văn học nước ta? Bởi vì theo tôi trước hết và cũng là sau cùng,từ trong ý thức và tư tưởng thẩm mỹ, tôi không thấy có sự khu biệt, phân cách; đất nước là một chỉnh thể, tất cả các dân tộc đều chung một dòng chảy lịch sử; và sự đặc sắc của cái riêng chỉ làm phong phú thêm cái chung mà thôi! [68, 211 - 212].

Nói như vậy có nghĩa là “Khi Ma Văn Kháng đến với văn đàn thì cuộc sống miền núi phía Bắc Tổ quốc đã được miêu tả qua một cái nhìn ổn định trong những tác phẩm xuất sắc tạo nên thành tựu của văn xuôi kháng chiến chống Pháp. Canh tác trên một mảnh đất đã có người cày xới, Ma Văn Kháng không dừng lại ở cái nhìn quen thuộc gói gọn trong quan điểm giai cấp” [49, 11]. Mà ông luôn có ý thức tìm tòi, thể hiện những điều mới mẻ. “Ma Văn Kháng không viết về miền núi phía Bắc nói chung. Mọi sự chú ý của nhà văn đều hướng về vùng biên ải” với một loạt các truyện ngắn như:Vệ sĩ của quan châu; Giàng tả kẻ lang thang; Ông lão gác vườn và chó Phúm; Người thợ bạc ở phố cũ; Móng vuốt thời gian; Hoa gạo đỏ; Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường; Ngựa bất kham; Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang; Thím Hoóng; San Cha Chải…

Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng chúng ta nhận ra một vùng biên ải xưa và nay với hai mảng mầu khác nhau. Đó là một vùng: “Biên ải lúc nào cũng có hình sắc của thời mới khai thiên. Đất hoang hoá chỉ cho phép tồn tại dưới ánh mặt trời những thế lực hùng mạnh, những thủ lĩnh gian ác, những tù trưởng thông thạo chiến chinh và kéo theo nó bọn theo đóm ăn tàn, những bản năng bán khai kinh thiên động địa” với “những cuộc chinh chiến, sát phạt tàn hại giữa các bầy đoàn, phe cánh” (Vệ sĩ của quan châu) [48, 13]. Bên cạnh đó là một vùng biên ải với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và không kém phần lãng mạn, vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên cùng với vẻ đẹp của con người, hẳn sẽ làm chúng ta không khỏi ngỡ ngàng.

Trước hết đi vào tìm hiểu một vùng biên ải của quá khứ còn hoang sơ bởi những cánh rừng âm u, vẫn còn cảnh thú dữ ăn thịt người và bọn ruồi vàng hút máu… Tồn tại trong môi trường đó là thế lực những kẻ thống trị, bọn tay sai của chúng và những người dân nô lệ. Bộ máy thống trị quan lại nơi đây là Quan châu, thổ ty Vàng A Ký. “Về đường hưởng lạc, quan châu dễ chẳng kém đức Hoàng đế của nước An Nam ta. Ngài có bốn vợ chính thức, ngoài ra là thê thiếp, và đám gái xoè mơn mởn, nõn nường. Cao lương mỹ vị thì ngài toàn tuyển chọn từ đất Trung Hoa sang. Còn của cải của ngài thì bất cứ một địa chủ, tư sản nào cũng phát thèm: ngài cai quản cả một vùng rộng lớn bằng một tỉnh Hà Nam cũ với nguyên tắc rừng là của quan, suối cũng là của quan. Bây giờ thì toà nhà này của ngài là cái tổng kho quy tụ vàng bạc, châu báu, của cải ngài đã chiếm đoạt từ đời ông, đời cha ngài, hơn sáu chục năm nay” (Vệ sĩ của quan châu) [48, 9]. Tiếp đó là Lý trưởng Ly Si Gơ mặt ngựa, râu dê gian xảo bắt tay với Pháp, gây phỉ, chống Việt Minh. Chưa hết còn phải kể tới Thổ ty Sề Sào Lỉn: “Lỉn là một sinh lực căng tràn, đầy dương tính. Nhưng tuy thế, y vẫn là viên thổ quan có học nhất, tính từ đời tổ tiên y, vốn là dư đảng của lũ giặc Cờ Vàng hèn nhát, nhờ đầu hàng quân Pháp mà nên công danh, phú quý. Sắc dục tẩm chút hương hoa văn hóa cũng có dấu vết khác biệt thật. Chín người vợ của Lỉn là chín người đàn bà thuộc chín sắc tộc khác nhau: Hoa, Mèo, Tày, Giáy, Thái, Pa Dí… Y có chủ trương thưởng thức đủ hết hương vị riêng từng chủng loại, chứ đâu phải chỉ là một kẻ thực bất trị kỳ vị, ngu si hùng hục hưởng lạc. Chín người vợ thuộc chín sắc tộc trong vùng Lỉn cai quản,với hàng ngàn mẫu ruộng được chia theo danh nghĩa: ruộng chức dịch, ruộng phu, ruộng lính, nhưng thực chất chỉ thuộc sở hữu một ông chủ là Lỉn” (Móng vuốt thời gian) [48, 101]. “Khôn ngoan, Lỉn cũng biết biến đổi theo luồng gió văn minh quốc ngoại. Làm chủ những khu rừng pơ-mu và thảo quả đặc sản, y đã biết liên doanh khai thác buôn bán với người Tầu. Y đã giao tiếp với người nước ngoài. Năm một nghìn chín trăm ba sáu, dự

đấu xảo ở Hà Nội, y còn đem theo cả một đội xoè con gái đi mua vui - ganh đua với đội xoè nổi tiếng, có truyền thống của quan tri châu họ Đèo bên xứ Thái…” [48, 102]. Chứng kiến cuộc sống của Lỉn, “các chính khách cỡ tỉnh và các ông quan nhà binh người Tây (…) phải phát ghen về quyền lực và sức hưởng thụ khoái lạc trần gian của Lỉn. Bỗng thấy lưu luyến cái thời vua chúa mà ông cha họ đã hò nhau lật đổ, họ ngẩn người ra, ngẫm ra cái thứ văn minh thành thị đã buông thả hết mức của họ, còn kém cỏi lắm, so với một tên chúa đất ở xứ mông muội này” (Móng vuốt thời gian) [48, 102 -103]. Còn là một dương cơ giầu có của thổ ty Sề Cổ Siu: “Nằm lù lù một đống dài như cái dông đá chắn ngang rất chướng mắt giữa đường phố Sinh Quyển, là hai toà nhà gạch hai tầng, với hàng chục công trình phụ khác, hợp thành một dương cơ bề thế của thổ ty họ Sể oai danh lừng lẫy một thời ở xứ Giáy. Cái dương cơ ấy vừa là chốn công đường, vừa là trại lính dõng, vừa là nơi ăn ở của các thủ túc tin cẩn, lại vừa là một trang ấp làm ăn với mấy chục giai nhân và bộ máy quan liêu quyền uy ôm trùm cả một lãnh địa rộng lớn ở miền tây của tỉnh Lào Cai miền sơn cước này” (Những chiếc chum bạc) [48, 238]. Để có được và duy trì sự giầu có đó là do: “dòng họ Sề mỗi năm một mở mang thanh thế vào các lĩnh vực kinh doanh. Họ chẳng còn đóng khung trong hoạt động nông lâm nghiệp nữa. Tay họ vươn tới nghành thương mại. Họ có chân trong ban quản trị Công ty đường sắt Việt - Điền. Tuy không hề buông lơi quyền lợi của một dòng họ quý tộc được triều đình phong phiên thần theo chế độ thế tập, họ cũng đã có những đổi mới trong mặt quan hệ. Gian ác, nhưng tinh tế hơn. Bóc lột gia nhân tận lực nhưng cũng biết gia ân cho họ nhiều khi” (Những chiếc chum bạc) [48, 242].

Đi cùng các thế lực quan lại đó là tên đầy tớ,tay sai trung thành Khun (Vệ sĩ của quan châu Vàng A Ký) đó là một đứa con hoang bị bỏ rơi may được vợ chồng người lính khố xanh không con đem về nuôi nấng nhưng nó càng lớn càng khác người: “Mười tuổi đã bỏ nhà đi lang thang. Nó thích

ngủ ngoài sân, ngoài rừng hơn ở trong nhà, trên giường (…) mười lăm tuổi nó đã xung vào đội quân chuyên đi đâm thuê chém mướn của Quan Châu để trả đũa các đồng sự của ngài, thì thật là chuyện không bình thường. Khủng khiếp nhất là cái buổi chiều mẹ nó tìm nó về ăn cơm vì đã ba ngày nó không về. Nghe người ta mách, mẹ nó đi và tìm thấy nó đang ở bãi thả ngựa, ở đó có một xác người ăn mày chết đói. Nó dựng xác người nọ lên và nhảy quanh, cầm gậy đập cho đến lúc đầu của con người xấu số nọ chỉ còn bằng nắm tay. Mẹ nó kinh sợ quá, muốn ngất. Nó cười hềnh hệch: “Cái xác ấy mà! Sợ cái đếch gì!” [48, 14]. “Khun ngửi được hơi lạ trong gió, nghe được bằng da thịt, nhìn xuyên thấu đêm tối (…) Khun là sự hồi tổ, là sự lộn giống, là cái bản tính tàn bạo của đời sống rừng rú, là cái hoang sơ của buổi khai thiên” [ 48, 13]. “Cuối cùng, sau khi đã hoàn thiện toàn bộ tính cách hung bạo, Khun trở thành nanh hổ, vuốt gấu, răng chó, dao, súng, đao phủ khát máu, chết chóc và mù loà của quan châu Vàng A Ký” [48, 15]. Không chỉ là một tên tay sai tàn bạo khiến chính ông chủ của mình đã có lúc phải rùng mình sợ hãi mà Khun còn khiến cho người ta băn khoăn không hiểu là quỷ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ cỡ siêu đẳng. Thấp, lùn, hai chân đã cái cao cái thấp lại khuệnh khoạng, vòng kiềng. Một mắt lép, một tai không vành. Cả cái mặt cũng nham nhở như cái đầu lâu bị khoét, gặm dang dở, vì chỗ nào cũng thấy có vết sẹo, vết xây xước, vết dao chém. Cái sọ người gớm guốc ấy cuối cùng lọt thỏm vào đám tóc, râu, lông lá rậm bù, hôi rình. Chẳng phải thông thạo thuật tướng số mới nói được về con người Khun. Cái mặt ấy là trang lý lịch đời Khun, là cái bước dư đồ của hành trình đời người Khun. Cái tai cụt là do đồng bọn cắt để trường phạt tội phản thùng. Con mắt lép là hậu quả của lần vỡ nòng súng. Vết sẹo này đem từ cuộc đâm chém nọ về, vệt dao kia là chiến tích của một lần đi phục thù cho Quan Châu” [ 48, 16].

Còn là một anh chàng người Hà Nhì tên gọi Giàng Tả, (Giàng Tả, kẻ lang thang) “hai mươi tuổi, người Hà Nhì, cũng như những trai tráng bộ tộc

mình, quanh năm suốt tháng đi làm thuê làm mướn. Ấy thế, thua kém mọi người của cải thông thường như nhà cửa, thóc lúa, gia súc, điền thổ, nhưng Giàng Tả hơn hẳn mọi người ở thứ của cải vô giá: sức khoẻ. Cũng là da thịt mà da thịt Giàng Tả như sắt như đồng. Vai Giàng Tả rộng gấp rưỡi vai người. Ngực phồng như hai quả gò, bả vai nổi u xương. Cái cổ, cái đầu còn lạ hơn, thẳng đơ một đường, không biết gục xuống chịu luỵ ai, lúc nào cũng như quyết giữ thẳng, bành ra, to bằng mặt, trông thẳng như một khối đúc liền, với vài ba nét mắt, miệng, mũi, ngắn nhỏ, đơn sơ. Tất cả sức mạnh như vậy là không biết phô ra, chúng chìm trong da thịt, xương cốt trong dáng đứng bước đi ngay ngắn tự nhiên” (Giàng Tả, kẻ lang thang) [48, 27]. Tiếp xúc với Giàng Tả, Lý trưởng Ly Si Gơ không chỉ thèm cái sức của Giàng Tả mà Gơ còn nhận thấy: “Tả hiện là anh khổng lồ, xù xì, mộc mạc, nếu Gơ đẽo gọt khéo thì Tả có thể trở thành ông hộ pháp, ông thần ác cầm búa rìu hoặc thanh long đao trấn ngự nơi cửa đền,cửa miếu đấy” (Giàng Tả, kẻ lang thang) [48, 41 - 42].

Tuy lý trưởng Ly Si Gơ không đẽo gọt được Giàng Tả thành tên tay sai cho mình được nhưng cũng làm cho người ta dễ hiểu lầm: “Lão Giàng Tả đấy mà! Thẩm lẩm, thâm hiểm lắm! Không phải là đầu sỏ phỉ, chỉ là phỉ viên, nhưng cúc cung tận tuỵ với chủ nó lắm. Lão đã từng được Tây đồn thưởng mề - đay vì có công thồ cả một phuy xăng và đạn, súng cho chúng đấy. Lão này gớm lắm! Chẳng sợ một ai. Ly Si Gơ coi cũng chẳng ra gì! Gan,ngoan cố lắm!” [48, 50]. Vì vậy: “Sau khi Y Tí giải phóng. Giàng Tả (…) bị gọi đến tập trung cải tạo trong trại cải tạo những kẻ lầm đường theo giặc” [48, 47].

Đó còn là những người dân nô lệ: “Hơn một vạn dân, hàng trăm năm nay đã quen lệ bầy đàn, bị bóc lột bằng địa tô lao dịch,dưới hình thức công không,bằng địa tô hiện vật,dưới hình thức cống nạp thóc khách, gà khách cho Lỉn mà vẫn không mảy may ý thức về trạng thái nô lệ của mình và sự cổ quái của hình thức cai trị của Lỉn” (Móng vuốt thời gian) [48, 101 - 102].

Biên ải trong truyện ngắn Ma Văn Kháng còn là một vùng đất tươi đẹp. Ta có thể tìm thấy vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của vùng biên ải qua các địa danh như: “Y Tí là mảnh đất phía cực Tây của tỉnh Lào Cai, nó được mệnh danh là mái nhà của cả vùng đất núi non hiểm trở này (…) Y Tí cao hơn hai nghìn mét, chỉ có hai mùa thu đông trong năm. Mùa đông, bầu trời Y Tí xanh ngăn ngắt, rợn cả mắt. Nước ruộng kết băng phẳng lì cứng bóng như kính” (Giàng Tả, kẻ lang thang) [48, 26 -27]. Rồi cả địa danh: “San Cha Chải, phải “leo dốc” cật lực một ngày trời. Một ngày ròng gánh cực lên non, nhưng lên tới nơi mình cảm thấy ngay là được đền bù. Trời mở toang tám cánh cửa cho mình phóng tầm mắt thoả sức. Mình thấy sông Hồng một vệt lênh láng nơi lưng trời xa. Nhìn xuống phố huyện nhà cửa xúm xít như một bãi nấm (…) Nơi đây, cỏ ngải bị chân ngựa giẫm bốc mùi thơm tinh dầu nằng nặng. Nơi đây,hoa tục đoạn nở và tam thất rừng mọc nhởn nhơ cho riêng nó. Không khí thanh sạch mùi hoa lá. Yên bình như thời mới mở đất, chó nhà thiu thiu ngủ trong nắng, chỉ hậm hực đánh hơi nếu có con thú lạ về. San Cha Chải không biết khoá sắt, khoá đồng, chỉ lấy hai thanh gỗ gài bắt chéo, để ngăn gà nhà vào bới bếp mỗi khi vắng chủ. Nơi đây, gà rừng ăn lẫn gà nhà. Én làm tổ đầu hồi. Nơi đây, trâu thả rông, mắt chưa thấy màu gì hơn màu chàm đen, màu là rừng xanh” (San Cha Chải) [48, 401 -402]. Chưa hết, “hương sắc bản quê San Cha Chải, ấy là những triền núi vàng suộm cỏ gianh như một biển nắng chiều. Là cái khoảng xanh mờ ảo tít xa của những vùng rừng vầu cổ xưa. Là cái mùi hoa thảo quả thơm lựng hoà trộn với làn khí trời tê mát dưới tán rừng nguyên thuỷ thuần một loại pơ-mu lão đại” (Hoa gạo đỏ) [66, 317].

Điểm tô cho vẻ đẹp đó còn là những cây hoa gạo chạy dài suốt một dọc biên giới. “Khắp đất nước, có lẽ không ở đâu hoa gạo có cung màu đẹp tuyệt như ở đây. Ở đây, trời xanh trong vắt, thanh lọc đến kỳ hết vẩn bụi vào mắt người như nhìn thấu tới tận cõi vô cùng. Ở đây, sau một mùa đông giá lạnh, xo ro,cây bung nở hết mình cái sức tích tụ bao tháng ngày. Suốt

một nẻo biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoá, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Ngắm nhìn cảnh trí tự nhiên ấy, chạnh nghĩ tới sự xếp sắp cố tình của con người, ta không khỏi bàng hoàng trước cái ngẫu hứng tài tình của thiên nhiên, cây cỏ cũng muốn tham gia vào đời sống nhân sinh (…) những hạt gạo đuôi xoè lông tơ từ một miền nảo miền nào theo gió phát tán tới đây (…) góp phần xác định ranh giới quốc gia (…) Ưa hạn, chịu sáng, thích nghi với mọi khắc nghiệt, nên đến mùa xuân này thì hoa gạo đã thật sự là những hàng đại thụ, thân hai ba người ôm, nghềnh ngàng cành nhánh vùng vẫy. Đơm hoa bừng sáng cả một vùng trời miền biên viễn này. Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế.Và hoa thì vừa đỏ vừa lực lưỡng đến thế. Bằng cái cốc vại một, mỗi bông đậu trên cành trông chẳng khác một đốm lửa. Cả ngàn đốm lửa như thế suốt cả ngày phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa đến thưởng ngoạn vẻ đẹp của chính mình. Bon sáo vô tư,líu lo nhẩy nhót, đôi lúc đã vô ý làm rụng một bông hoa…” (Hoa gạo đỏ) [48, 169 - 170].

Cùng với vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên thì cuộc sống và nhưng

Một phần của tài liệu ĐẶC SẮC TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG SAU 1980 (Trang 26 -36 )

×