Người kể chuyện thường hãm mạch kể, mạch tả để bình luận, đánh giá, giải thích

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 71 - 73)

đánh giá, giải thích

Trong các tác phẩm của mình Ma Văn Kháng thường xuyên để cho người kể chuyện hãm mạch kể, mạch tả để bình luận, đánh giá, giải thích điều đó giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về nhân vật của ông, song đồng thời nó cũng góp phần bộc lộ cảm xúc, thái độ của chính bản thân tác giả. Nó chính là sự tiếp nối của cái tôi nhà văn trong văn học quá khứ.

Kể lại cuộc gặp giữa người nhân tình của anh Thiều với vợ con anh ta trong truyện Anh thợ chữa khoá tác giả viết:

“ - Nhà có ai không? Mở cửa cho chúng tôi vào nói chuyện đơi.

Đứa con gái đi vắng. Từ trong nhà, chị Thoan chỉ có một mình ôm cái bụng trồi vượt mặt ngó ra, nhễ nhại: - Ai hỏi gì tôi đới!

Lập tức, hai đứa con trai bập bốn bàn tay vào cánh cổng, rung lắc liên hồi một cách hết sức dữ tợn, trong khi người đàn bà nửa quê nửa tỉnh chống tay lên sườn, cao giọng nanh nọc: - Chúng tôi muốn nói chuyện với chị. Chúng tôi ở Phủ Lý lên đơi! Có mở cửa không thì bảo nào!

Thôi thế là mười phần đã rõ cả mười một rồi. Đòn ghen sẽ kết hợp cùng với đòn thù. Chập lại làm một việc trừng trị tội tranh vợ cướp chồng lẫn tôi gây ra vụ án mạng, lại chênh lệch lực lượng thế này thì cái nhà chị Thoan kia không sứt đầu mẻ trán thì cũng què cẳng, gẫy tay là cái chắc! Chúng tôi những người hàng xóm của chị Thoan lập tức tuôn ra khỏi nhà, sẵn sang cứu giúp kẻ yếu nhược và chuẩn bị những lý lẽ cao cả nhất để dàn hoà” [66, 279 - 280].

Trong truyện Thầy đàn: “Hường giằng cây đàn tôi đang ôm, ấn vào tay ông Huynh: Bác đích thị là thày đàn rồi. Bác đàn một bài làm mẫu cho anh Quảng nghe đi.

- Không! Không! - Ông Huynh rối rít xua tay. -Tôi không dám đâu. Và lại, đàn buồn lại mắc dây oan thì nghe làm gì!

Ông Huynh trả đàn cho tôi, ngồi xuống cạnh tôi và Hường, vui vẻ, nhưng rõ ràng là lảng chuyện: - Hơn chục năm nay tôi chỉ chuyên chú đọc sách. Cô cậu thích chuyện từ chương, lịch sử hay triết học thì tôi nói cho mà nghe.

A! thì ra ông Huynh không phải là một nốt nhạc riêng lẻ, vô nghĩa, không phải là một dấu lặng vô hồn. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 khi còn là một sinh viên đại học. Gia đình ông thuộc lớp đại học sĩ hiếm hoi. Ông bố làm bác sĩ thú y từ thời Tây. Còn bà mẹ đã từng làm hiệu trưởng một trường nữ sinh lớn của Hà Nội. Ông đã giữ được chức Bí thư huyện uỷ trước khi ông chuyển về cơ quan này người giữ vị trí lãnh đạo cao nhất. Ông là một kho báu hiểu biết. Ông là một kẻ toàn thức,tài năng.

Chỉ gần gụi ông ít ngày ông mới chỉ he hé một chút ít hiểu biết, tôi đã như được gặp cây đàn muôn điệu” [50, 134].

Và ở rất nhiều truyện khác chúng ta cũng có thể thấy hiện tượng xen vào giữa ngôn ngữ trần thuật là những lời bình luận, đánh giá, giải thích: “Thày Huân nghèo, nhưng chẳng bao giờ thầy phàn nàn về gia cảnh bần cùng của mình. Thày đã quen với cái nghèo khổ? Có điều ấy. Nhưng xem cách thày dạy dỗ học trò thì thấy, còn một lý do ngầm ẩn làm nên tư cách thày nữa: thày còn mải mê theo đuổi nghiệp thày với một ý chí khác biệt, siêu thường, một tinh thần bất tuân phục cái vây hãm, ức chế của ngoại cảnh. Ăn uống, may mặc, tiêu pha phải hạn chế đến tối đa, nhưng tháng nào thày cũng bỏ ra một khoản tiền riêng để mua phần thưởng cho học trò. Mỗi tháng thày đề ra một cuộc thi. Thi viết chữ đẹp. Thi làm việc tốt. Học trò nào đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ thứ nhất đến thứ mười, đều được thày tặng quà là sách vở, giấy bút...

(…) Tình thương, lòng trắc ẩn và danh dự của kẻ có học là những lý do thường trực khiến thày đã làm cái gì cũng làm đến nơi đến chốn” [50, 286].

“Buổi sáng học năm tiết liền. Tụng thường chỉ tỉnh táo được mỗi tiết cuối. Bốn tiết trước anh vừa nghe giảng vừa gà gật. Gà gật, vì đêm qua còn lọ mọ dịch thuê, còn đi dạy tư, còn lọc cọc gõ máy chữ thuê…

Suốt đời nhọc nhằn vậy mà không sa lưới tục, mà không trở nên kém cỏi, tầm thường là do cái gì? Là do ý chí bền và cốt cách cao ngạo. Là do có học vấn như nguồn sáng tự cao xanh chiếu rọi, là do để tâm hồn phiêu du mê mải trong những ý nghĩ siêu thường, những cảm xúc nhân văn của mỗi câu văn, mỗi vần thơ” [50, 514].

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w