Sự lấn lướt của ngôn ngữ người kể chuyện so với ngôn ngữ củanhân vật

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 69 - 71)

Đọc truyện ngắn của Ma Văn Kháng chúng ta có thể thấy nhiều truyện ngắn của ông ngôn ngữ của người trần thuật lớn hơn dung lượng ngôn ngữ nhân vật,thậm chí còn chiếm đa số trong ngôn ngữ của tác phẩm như truyện Bát ngát trời xanh, Nữ hoạ sĩ vẽ chân dung, Khách trọ, Bức tranh người đàn bà chơi vĩ cầm, Ngựa bất kham… Vì vậy, với nhiều tác phẩm có cốt truyện đơn giản chỉ tóm tắt bằng một vài câu là xong như truyện Chọn chồng, Trăng soi sân nhỏ, Bồ nông ở biển, Chị em gái, Thanh minh trời trong sáng, Những người đàn bà, Anh thợ chữa khoá, Chén vui chưa cạn… Ngôn ngữ nhân vật không nhiều nhưng người đọc vẫn cảm thấy câu chuyện được kéo dài, hấp dẫn, lôi cuốn là do sự linh hoạt trong ngôn ngữ của người trần thuật. Có lúc ngôn ngữ người trần thuật dung để kể, có lúc lại dùng để miêu tả, lúc lại dừng lại bình phẩm, đánh giá giải thích… Đó cũng là một đặc điểm cần lưu tâm nữa khi nói về ngôn ngữ người trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.

Trong truyện Một lần về phép tết, qua lời tóm tắt này chúng ta đề thấy ở đây ít nhất xuất hiện ba nhân vật chính. Đó là hai vợ chồng và bọn lưu manh. Nhưng đi vào tìm hiểu câu chuyện, ngôn ngữ của các nhân vật chính này lại rất ít và chỉ đóng vai trò minh hoạ. Vì họ đâu cần phải nói gì khi mà người trần thuật đã làm thay họ rồi:

“Anh chờ em ở đây. Em vào chợ mua ù đôi gà rồi lên thăm bố mẹ nhé. Tới cổng chợ, xách cái túi vải đựng tiền xuống xe, chị dâu tôi quay lại bảo chồng. Thì vừa lúc một thằng trong bọn đuổi kịp vượt qua. “Ối giời”. Chỉ kịp kêu có thế, cái túi trong tay chị tôi đã bị giật phắt. Tuy nhiên, thằng giật túi đã lập tức ngã dập mặt xuống đất vì một cái gạt chân rất nhẹ nhàng của anh tôi. Cúi xuống túm lưng nó, nhấc lên như nhấc một con éch, bàn tay anh tôi như cái kìm mở hai gọng quặp vào cổ tên nọ.

-Này, cầm lấy đôi dép mang về, không dừ đòn với bố mẹ mày!

Anh trai tôi lẳng cho nó đôi dép khi nó lậy van rối rít, buông cái túi vải ra và khiếp vía bỏ chạy. Chị tôi cầm cái túi vải, đi vào chợ không quên quay lại dặn với anh trai tôi: Chờ em một lát nhe, ai làm gì cứ mặc nó anh ạ!” [67, 92].

Truyện Ngày đẹp trời đó là cuộc nói chuyện giữa nhân vật Thiềng với một người phụ nữa: “ - Bác có nước cho em xin ngụm ạ

- Có đây, cô ạ.

Người phụ nữ mặc áo mầu dâu tây có đôi mắt rất đằm, dè dặt nhìn ông Thiềng, rồi nghiêng vai hạ gánh cỏ xuống đất và bỏ nón ra quạt. Vòng quạt rộng, gió từ lòng nón vực lên mang một hơi hướng quen thuộc lẫn với mùi cỏ rười rượi mát tươi. Đang thời kỳ nuôi con ngực chị bụ đầy.

Lướt nhìn người phụ nữ và nhận được một luồng gió từ lòng nón, ông Thiềng vội quay đi. - Bác cho em hỏi khí không phải bác quê ở đâu ta ạ?

Người phụ nữ ghếch cái đòn gánh và bó cỏ, bước lại với một giọng nói nho nhỏ, nhưng náo nức vô cùng. Một câu hỏi thăm xã giao thường tình hay một sự tò mò cố ý? Ông Thiềng cúi xuống, nhấc cái ca nhôm. Khuôn mặt xấu xí của ông bỗng như bị ném một nắm cát bụi, nhăn rúm lại. Ông cố giữ giọng cho ngay ngắn, điềm tĩnh:

- Ở xa lắm, cô ạ. Cô uống nước đi. Nuôi bò sữa cũng vất vả, cô nhỉ?” [49, 390].

Truyện Lít, người gác chắn can đảm thể hiện xung đột giữa nhân vật Lít và một tên đầu gấu. Thấy cảnh tên bất lương lấy cái xẻng đánh côm cốp vào lưng con bò già đã cố gắng kéo mà chiếc xe vẫn không đi được. Lít phản ứng: “Đừng nên thế! - Ngẩng lên, nhận ra hành động dã man của tên đầu gấu, Lít quát to thất đảm. Nhưng không kịp rồi, bị một cú đánh hiểm vào giữa sống lưng, con bò thót mình, vận nội công kéo chiếc xe vọt lên và ngay sau đó, kiệt lực, nó liền loạng choạng, thụt chân trái vào kẽ hở giữa

hai thanh ray. Chiếc xe đổ nghiêng cùng lúc Lít nghe thấy tiếng xương chân con bò gẫy đánh khục.

- Mày đã man thế hả, đồ khốn kiếp!

Bỏ chiếc xe, Lít nhẩy phắt lên phía trước. Y lạ với chính tiếng mình. Xưa nay ngoài vợ y ra, chưa bao giờ y quát ai to như thế! Tiếng quát lạ lẫm với cả tên đầu gấu nên mặt hắn đang hùng hổ cũng ngây ra giây lát.

- Làm cái đéo gì mà nhắng lên thế! - Tên đầu gấu văng vào mặt Lít: -Còn thân mày nữa đấy!

- Mày nói cái gì?

- Đ.mẹ. Muốn ăn đấm hả!

Tên đầu gấu nhẩy bịch xuống đất và quen thói du côn, lập tức giở vũ lực lấn át. Né mặt trong một phản xạ vô thức, Lít tránh được cú đấm bất thình lình của tên nọ. Và lui lại, ngực y phập phồng niềm kiêu hãnh chưa từng có. Hoá ra cái gì đã có thì không thể mất. Bài võ thuật ngày nào bị ông bố ép phải học còn như dòng chữ in đậm chưa phai trên tờ giấy trắng lập tức sống dậy hiện hình ngay thành tư thế phòng thủ với tính chất quan trọng nhất là sự thăng bằng từ nội lực đến hình thể ở Lít. Lớp rào đầu tiên đã vượt qua, không thể có sự lùi bước. Tên đầu gấu cũng hiểu rằng, trước mặt hắn không còn là Lít hôm qua. Hắn xông lên tắp lự. Chống lại đòn áp đảo của tên hung đồ. Lít giật một cánh tay về sau, còn tay kia như một ánh chớp, phóng ra phía trước. Lít đã quyết định làm lại tiểu sử và tính cách mình” [51, 422 - 423].

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 69 - 71)