Suy ngẫm về nhân tình thế thái trước sự thay đổi của thời cuộc

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 42 - 52)

Thật ra suy ngẫm về sự đảo lộn thế thái nhân tình chẳng phải là nét riêng trong truyện ngắn Ma Văn Kháng. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong văn học nói chung, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, các sáng tác của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tư... là rõ. Nói như Ma Văn Kháng: “Văn học Việt Nam đã đến một bước ngoặt, nó không còn một chiều êm ả nữa” [68, 475].

Trước những đổi thay của thời cuộc Ma Văn Kháng cũng có những trăn trở, băn khoăn, suy ngẫm của riêng mình. Điều đó được thể hiện qua các tác phẩm: Trung du, chiều mưa buồn, Mẹ già, Mẹ và con, Đợi chờ, Một chốn nương thân, Mảnh đạn, Giải nguyền, Bồ nông ở biển, Xóm giềng, Mất điện

Người đọc có thể thấy đời sống trong cơ chế thị trường trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng hiện lên khá đa dạng và phức tạp với những khoảng sáng, tối khác nhau. Nói như chính ông trong hồi ký Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương đấy là một loạt truyện ngắn “lưu giữ bóng hình cuộc sống những năm cuối thế kỷ XX” [68, 550]. Đó là “những năm tháng sau chiến tranh cực kỳ gian khó. Lương thực, thực phẩm hàng hoá khan hiếm. Giá cả tăng vọt với tốc độ phi mã. Đồng tiền cháy ngay trên lòng bàn tay (…) Đói kém tăng cùng với sự tràn lan của thái độ sùng bái vật chất. Lối sống vị kỷ, lố lăng, kệch cỡm, trâng tráo, nhe nanh múa vuốt. Xã hội chuyển động trong những đợt sóng ngầm bí hiểm. Xôn xao, xì xào đó đây những chuyện xưa nay chưa từng có. Với những nguyên cớ khác nhau, trong đó không thể quên sự thắng thúc của miếng cơm manh áo, sự kích động của dục vọng kim tiền, đã có những người này kẻ khác lén lút như những đợt sóng ngầm, rời bỏ Tổ quốc ra đi tới những phương trời xa lạ” (Mẹ già) [49, 244].

Con người trong truyện ngắn Ma Văn Kháng được đặt trong đủ mọi quan hệ, như quan hệ gia đình trong các truyện Trung du, chiều mưa buồn, Mẹ già, Mẹ và con, Đợi chờ, Một chốn nương thân, Mảnh đạn, Giải nguyền,

Bồ nông ở biển… Đó là quan hệ xóm giềng như các truyện Xóm giềng, Mất điện, Thoạt kỳ thủ là nước, Ngẫu sự, Những người đàn bà, Những kẻ rửng mỡ… Đó là quan hệ thầy trò trong truyện Thầy của chúng em, Thầy Khiển, Thầy Thế đi chợ bán trứng, là quan hệ bạn bè, đồng nghiệp trong truyện

Nhà nhiều tầng, Thầy Đàn, quan hệ yêu đương trong truyện Hoa nở muộn, Bữa ăn trưa ở quán Cây Soài, Bức tranh người đàn bà chơi đàn vĩ cầm, Chị em gái… và rất nhiều các quan hệ khác. Chính chúng cũng góp phần làm nên sự phức tạp của đời sống. Ma Văn Kháng thu nhận các mảng màu tối và sáng, xấu và tốt, đớn hèn và cao cả, và phản ánh trong các tác phẩm của mình.

Không chỉ đa dạng phức tạp, cuộc sống còn tồn tại nhiều những điều ngang trái, bất công vô lý nhưng vẫn được chấp nhận nên mới có những kẻ dốt nát mà lại được nắm quyền như Trung du, chiều mưa buồn. Một bà

trưởng phòng chỉ đáng làm nhân viên tạp vụ vì đã ngồi ghế lớp bẩy Bổ túc văn hoá nhưng con toán lớp bốn cũng chẳng làm nổi, phát âm tiếng Việt nhiều chỗ còn sai lại hay cậy thần cậy thế, nói năng tục tĩu... nhưng người ta vẫn phải chấp nhận cho bà là trưởng phòng vì bà giầu có, vì chồng bà có chức vị lớn… Trong truyện Người đánh trống trường thì đó lại là ông Chiến, chủ tịch xã một thời đi làm ở mỏ than, ăn cắp bị đuổi về, thuộc nòi lục lâm dâm bôn khét tiếng. Trong truyện Thầy đàn đó là những cán bộ của cơ quan văn hoá tiêu biểu, như ông Ngoặt “người lùn tịt, mặt nục nạc, mũi cà chua đỏ hỏn, nhân trung xanh lè, bố đẻ là anh hát xẩm ở Thanh Hoá, để lại gia tài truyền làm ca dao hò vè cho con, nên còn trẻ ông đã được tuyển vào đội ngũ cán bộ tuyên huấn. Ông này mất chức trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh về đây làm tổ trưởng biên tập, nhưng chữ như giun múa, viết một câu không thành lại có tật hay chen những câu đại loại như “Dưới ánh sáng”, “Lập thành tích chào mừng…” rất ngô nghê vào những bài viết đã hoàn chỉnh của các tác giả, khiến họ rất bực mình.

Ông Trưng còn rất trẻ, mới ngoài bốn mươi nhưng đầu đã hói trụi, xuất thân cầm kìm búa sửa chữa máy cơ khí, bất thình lình phát tiết anh

hoa, được giải khuyến khích cuộc thi viết Gương sáng soi chung trong ngành, sau lớp nghiệp vụ sáu tháng, về đây được giao nhiệm vụ sửa chữa bài viết của toàn giáo sư tiến sĩ và các nhà văn có tên tuổi. “Tôi nhận thấy ở bài này, đoạn trên thiếu ốc vít bắt với đoạn dưới. Câu này nghe như bánh răng không khớp. Đoạn cuối nghe như xe chạy không tải”. Dấu vết nghề nghiệp của ông còn lồ lộ trong những lời giám định bản thảo.

Ông Chảng da thiết bì, mắt ngưỡng thiên, đã sáu mươi hai,nhưng chưa phải về hưu vì biết thay đổi ngày tháng năm sinh. Ông thừa hưởng sức vóc ông thân sinh. Bố ông là lái trâu. Ông là trạm trưởng trâu Tây Bắc liền tù tì hai chục năm. “Ấy, tất cả trâu cày ở đồng bằng hoá ra là từ miền núi cung cấp mà ra cả”. Đó là chân lý ông có công phát hiện và mỗi ngày ông nhắc đi nhắc lại điều đó dưới hình thức này, hình thức khác không dưới chục lần. Ông có bằng đại học kinh tế, nhưng chưa tốt nghiệp cấp hai. Về âm nhạc ngoài bài Tiến quân ca, trong khi ông Ngoặt thuộc điệu xẩm xoan ca ngợi Gagarin bay vào vũ trụ thì ông thuộc mỗi bài Chủ lục quân nông dân (…) Ba ông Ngoặt, Trưng, Chảng chơi thân với nhau, họ tự gọi là nhóm Ba người thợ da, dựa theo câu thành ngữ của Trung Quốc “Ba người thợ da phố hợp lại thành một Gia Cát Lượng”. Đặc biệt họ rất ăn ý với ông thủ trưởng tên Quách, có biệt hiệu là Đông Quách tiên sinh” [ 50, 127- 128].

Trong truyện Đầm Sen đó là hình ảnh của ông thủ trưởng Cát đáng lẽ phải về hưu từ bẩy năm trước nhưng ông không về và người ta đành chịu vì sợ ông bới chuyện sai trái của cơ quan ra thì rắc rối. Vì vậy, ông ở lại làm thủ trưởng và ông tha hồ tung thả, buông tuồng. Ông thích mắng ai là có thể xổ hàng tràng câu chữ thô tục. Thích sờ đùi, sờ ngực cô bé nào là ông làm liền.

Chiến tranh kết thúc đời sống xã hội và con người có nhiều thay đổi. Là một nhà văn đã từng sống trong thời đoạn chuyển giao của lịch sử đó,

với cái nhìn trào lộng, Ma Văn Kháng cũng đã có những trang sách phản ánh những đổi thay của cuộc sống .

Đó chính là hoàn cảnh của bà cụ Vy trong truyện ngắn Mẹ già. Từ một người mẹ Việt Nam anh hùng được xã hội tôn vinh, mọi người kính trọng, bà trở thành một bà già đáng thương tội nghiệp, suốt ngày chỉ nhẩm tính xem đã đủ tiền mua quan tài cho mình chưa. Bà có hai người con đi bộ đội chiến đấu cho Tổ quốc, một người đã anh dũng hy sinh. Đáp lại sự hy sinh đó của anh, xã hội tôn vinh mẹ anh là mẹ Việt Nam anh hùng, dành cho bà những quyền lợi cùng các chế độ ưu tiên của mẹ liệt sĩ và thường xuyên thăm hỏi động viên bà vào các ngày kỷ niệm và lễ tết hàng năm. “Ông trưởng phòng khề khà chuyện trò một lúc nữa, rồi mới đà đận. -Cụ trông dạo này không được khoẻ lắm đâu. Cụ già rồi, cần giữ sức cho tốt. Đừng có tiết kiệm kham khổ ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, rồi quỵ xuống là khổ. Cứ ăn tiêu đi. Tiền tuất của anh cả đấy, cụ đừng có xẻn xo làm gì. Giờ cụ là người của chính phủ rồi đấy. Ốm đau có thuốc của Nhà nước cấp. Vào viện, viện phí Nhà nước đài thọ. Cụ đừng có theo các cụ khác: vẫn còn sống mà đã lo sẵn cỗ áo. Nói dại, nếu cụ có mệnh hệ nào thì đã có Nhà nước lo. Cụ thể là cỗ ván này, vải liệm này, hương hoa này…” [49, 230]. May mắn thay chiến trường đã không cướp nốt đứa con thứ hai của bà. Sau chiến tranh, anh trở về cuộc sống gia đình với mẹ già. Những tưởng thế là những tháng ngày mòn mỏi ngóng trông, những năm tháng gian khổ đã qua từ nay hai mẹ con có thể nương tựa vào nhau mà sống và bà cũng có một niềm an ủi lúc bóng xế chiều hôm. Nhưng cuộc sống đã không như bà mong đợi. “Đi qua cuộc chiến tranh ác liệt, Cừ chẳng phải là thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, hắn vẫn chỉ là Cừ khi xưa, khác tính, khác nết với cả nhà” [49, 236]. Vì vậy, “cậu con trai út, nơi tuổi già của mẹ đã đặt toàn bộ niềm vui sống lúc cuối đời, đã trở thành một gã trai lúc nào cũng có thể nổi cơn khùng nộ. Chẳng cần tọc mạch cũng thừa biết cơn cớ của tình thế đảo điên, buồn thảm nọ! Cuộc sống quá tầm

chịu đựng, ứ đầy chi tiết kích động. Những bữa cơm không no. Những bữa ăn không thịt, cá. Cái áo mới ao ước. Căn nhà đầy muỗi dĩn. Cái xe đạp mãi không sắm được… Chung quy đời người nhiều khi vui buồn cũng chỉ quanh mấy chữ ăn ở, may mặc, học hành,vui chơi - nhất là ăn ở. Cái sướng cái khổ nằm cả ở đấy” [49, 235- 236]. Không chịu được cuộc sống khổ cực thiếu thốn ở quê, Cừ bỏ ra nước ngoài theo tư bản. Chính hành động đó đã tự huỷ hoại những năm tháng chiến đấu của anh ta ở chiến trường. Không chỉ tự huỷ hoại công sức của mình mà còn huỷ hoại cả sự hy sinh to lớn của người anh trai và đẩy bà mẹ già vào một tình thế khốn khổ. Điều đó được minh chứng cụ thể là mẹ không còn sự thăm hỏi động viên nào nữa của các cấp chính quyền vào những dịp kỷ niệm, tết nhất. “Về đến nhà là ánh mắt lờ đờ của bà nhìn Tứ đầy vẻ chờ đợi. Có vị đại diện uỷ ban, đoàn thể nào đến thăm hỏi, hay bà có cái thư, tấm thiệp chúc mừng nào không? Mọi năm quãng này đã tới tấp thư thiếp gửi tới và đại diện các đoàn thể lũ lượt đến thăm hỏi rồi kia mà, cháu ơi! Tết dương lịch qua, Tết âm lịch cũng lại qua. Căn nhà bà cụ vẫn vắng tanh khách tới. Vòng tuần hoàn các ngày lễ quay đều. Ngày Quốc tế Lao động năm ấy qua. Ngày Thương binh liệt sĩ năm ấy cũng lại qua đi. Lần này thì bà cụ Vy kinh hoàng thật sự. Tứ đã thêm một tuổi, thêm khôn lớn, đã biết an ủi bà cụ. Tứ nói: - Có khi họ quên, bà ạ. Cháu thấy có trường hợp như thế rồi. Ví dụ… Không để Tứ nói hết, bà cụ gục xuống phản nức nở: -Không, không phải họ quên ngày lễ đâu, cháu ơi. Người ta quên hẳn bà rồi!

Tứ sợ hãi, bối rối, chưa biết nối thế nào, bà đã rền rĩ: - Cháu không biết hết mọi chuyện đâu. Ở quán nước chè người ta bảo: Sao nó không chết ở mặt trận đi có phải mẹ nó được nhờ không? Là họ nói Cừ, con bà đấy. Ai nỡ nói thế, xót xa quá, cháu ơi! Bây giờ bà biết ăn nói với mọi người như thế nào. Cừ bỏ việc chạy ra nước tư bản rồi. Con dại cái mang, bà chịu tội cho nó, bà không dám kêu ca, bà chỉ tủi hổ thôi, cháu ơi…” [49, 246 - 247]. Bà cụ ngất ngay. Sau đó phải vào bệnh viện. Nhưng “bà cụ vẫn còn sống,

nay đã ngoài tám mươi. Bà cụ còn sống như một chứng nhân cho cái định luật vĩnh cửu của con người là hữu thân hữu khổ. Còn sống, nhưng đi ra phố là bà cụ gập mặt xuống, chẳng dám nhìn ai. Còn sống nhưng lưng ngày một còng như phải thồ cái gánh quá nặng của thói đời bạc bẽo. Còn sống nhưng cùng với căn bệnh mãn tính mắc từ thời trẻ, nay mắc thêm chứng suy nhược thần kinh mà một trong những biểu hiện là miệng cứ lẩm nhẩm liên hồi. Chỉ có Tứ là hiểu những lời bà cụ nói, nó bảo: bà cụ tính tiền xem đã đủ để mua cỗ áo quan chưa?” [49, 247].

Sự thay đổi của đời sống còn len lỏi cả tới những làng quê: “Làng quê, ngọn lửa nhân ái, hương tình thơm thảo đã thoi thóp, nhạt mờ, chút thi vị chắt lọc từ cái lam lũ cực nhọc hàng ngày cũng phai bợt trước một đời sống lạnh lùng, hệ quả của những xáo trộn đổi thay, lắm khi càng trở nên tệ hại quá quắt vì những thói tật thâm căn cố đế cổ truyền không sao gột rửa được. Bây giờ thì thật đèn nhà ai nấy rạng. Và cái gì cũng có thể nay còn mai mất. Từ con gà, con lợn, cái cối đá cho đến cái khoá cửa lủng lẳng chưa kịp bấm, tất cả đều có thể là đối tượng để tước đoạt. Cái chậu trồng cây hoa đang tươi mơn mởn là thế, nó cũng có thể lật úp ngay xuống, đổ đất, vất hoa, bê cái chậu đi. Cái chậu rửa bát cóc gặm nó cũng chẳng từ. Rá gạo vẻn vẹn lưng bơ đã vo sẵn cho bữa mai sểnh mắt nó cũng rinh mất, nói chi đến quả ớt khóm hành trong vườn. Ao cá không đánh được thì nó thả thuốc sâu. Chó thì nó câu bẫy. Con to mấy, dữ mấy đớp vào miếng mồi là con nhái nướng trong có cái móc câu thành ngạnh, lại bị cái ống bơ lồng trong dây câụ ụp vào mõm, cũng đành chịu để nó dắt đi. Mèo thì nó đập chết làm thịt. Kẻ mất của lắm khi chẳng dám kêu rên vì kẻ xấu có lúc độc quyền tác oai tác quái. Tâm đã không trong trẻo, khẩu cũng chẳng vừa. Thói phũ miệng, độc mồm đâu chỉ là cơn náo động chốc lát, chúng là sự suy đồi phong hoá ở những nguyên lý tối sơ” (Xóm giềng) [49, 273]. Dường như sợ những điều mình nói chưa đủ sức thuyết phục, tác giả dẫn ra một minh chứng cụ thể cho tình làng nghĩa xóm vốn là tối lửa tắt đèn có

nhau vậy mà ở đây lại không phải thế. Chẳng vậy mà mới có những nhân vật như Bí từ đâu di cư đến làng này không nơi nương thân. Ông phó chủ tịch huyện thấy thương hại cho ở góc vườn, đã không biết ơn, hắn lại vu oan giá hoạ đặt điều để hãm hại ông. Khiến ông phẫn uất phải treo cổ tự sát. Nhà cửa của ông thì bị tịch thu. Vợ ông khóc ông, cúng bái cho ông cũng bị Bí đến làm rầy rà. Còn hắn từ một thằng tứ cố vô thân sau khi thừa gió bẻ măng, hãm hại ông hắn được chia nửa mảnh vườn, được mở cửa hàng sửa xe đạp, rồi vụt cái trở thành anh cốt cán ăn không nói có lại trúng cử chức phó chủ tịch xã vì “lục lý lịch của Bí ra xem, thấy ghi: Trước Cách mạng là ăn mày chuyên nghiệp, mọi người bấy giờ mới gật gật thế thì được!” (Xóm giềng) [49, 280]. Đến khi ngôi nhà được trả lại cho chủ thì: “Hai vợ chồng, hai đứa con Bí biến thành loài chuột, mỗi ngày chúng lại gậm sang bờ rào nhà bà cụ xóm giềng một tí” (Xóm giềng) [49, 279]. Khi bà có công việc vắng nhà bà gửi nhà cho vợ chồng Bí thì vợ Bí làm ra vẻ thân mật: “Bà cứ yên tâm lên với chú ấy mà chữa bệnh cho khoẻ, bà ạ. Cửa nhà vườn tược, có chúng con ở đây, đâu khắc có đây, bà đừng lo!” [49-276]. Ấy vậy mà khi bà cụ vừa đi khỏi bọn chúng liền hùa nhau sang vơ vét nhặt nhạnh: “Thoạt đầu là cuộc nhặt nhạnh tất cả những gì rơi vãi ở ngoài sân, trong vườn, từ khúc củi, cuộn dây thừng, cái mê rổ”. Tiếp đó chúng “tha đi những thứ không dính dáng với mặt đất, với tường bắt đầu từ

Một phần của tài liệu Đặc sắc truyện ngắn ma văn kháng sau 1980 (Trang 42 - 52)