ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT KÝ THẠCH LAM

Một phần của tài liệu Đặc sắc của ký thạch lam luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 106 - 109)

Trong tác phẩm nghệ thuật, nội dung và hình thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy khi nghiên cứu tác phẩm văn học người ta thường không tách nội dung và hình thức. Ở chương II, chúng tôi đã đi vào tìm hiểu những đặc sắc về nội dung của ký Thạch Lam, và để biết những nội dung đó được truyền tải dưới những hình thức nào cũng là một việc cần thiết. Vì vậy ở chương này chúng tôi hướng vào tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật của ký Thạch Lam nhằm hiểu đúng hơn về những gì mà ông phản ánh, thấy đầy đủ, toàn diện hơn những đóng góp của nhà văn cho sự phát triển của ký Việt Nam hiện đại.

Bố cục tự do là một đặc trưng riêng của ký, những ý tứ được triển khai dắt dẫn theo cung cách ý này nhằm vào ý kia theo hướng của sự tưởng tượng của người viết. Người viết có thể tùy lúc mà phóng bút theo mạch nguồn cảm xúc không bị giới hạn bởi đề tài, câu chữ (theo cách nói của Môngtenhơ là ý sau “nhìn vào gáy” ý trước). Những ý kiến đưa ra tưởng như là ngổn ngang bề bộn đó lại tạo ra một sự mạch lạc thống nhất trong ký. Ký Thạch Lam cũng có bố cục tự do như vậy, mạch văn của ông theo dòng suy nghĩ miên man, chuyện nọ gọi chuyện kia theo trí nhớ, liên tưởng tạt ngang, nhảy cóc bất chấp trình tự thông thường của thời gian không gian.

Từ các biển hàng ở Hàng Đào ông nhớ đến câu chuyện hai ông chủ cửa hàng ganh tỵ nhau, đua nhau làm những con vật to lớn để khuếch trương biển hiệu ngày xưa (Những biển hàng- Hà Nội băm sáu phố phường). Từ những biển hàng hôm nay ông lại nhớ đến những biển hàng viết chữ Tây của mười năm về trước, nhớ lại “nghệ thuật biển hàng” ngày xưa với những “nét chữ mạnh mẽ và rắn rỏi”. Rồi từ “những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng” hôm nay ông lại nhớ những cái khuất khúc, những ngọn cây hoa nhô sau bức tường thấp và cái thướt tha của một vài thiếu nữ khuê các ngày xưa. Và từ gợi nhớ những cảnh sinh hoạt ấy ông lại nuối tiếc về một Thăng Long của vua Lê, của chúa Trịnh đã lùi xa vào dĩ vãng (Người ta viết chữ Tây-Hà Nội băm sáu phố phường). Từ Hàng Đào, Hàng Ngang, Bờ hồ, Hàng Trống, Hàng Quạt đến chợ Hôm, từ các ngõ con như Phất Lộc, ngõ Trung Yên, cửa phủ Toàn quyền, đền Ngọc Sơn đến các bóp cảnh sát ở Yên Phụ, Quan Thánh…Không gian trong bài viết ngắn cứ theo bước chân ông mà dịch chuyển không ngừng, cứ theo dòng suy nghĩ của ông mà mở rộng. Thời gian của hôm nay và ngày xưa bỗng xích lại gần trong trí tưởng, Hà Nội của hôm nay và của quá khứ cứ đan cài nhau tạo nên sự đối lập mạnh mẽ thể hiện tấm lòng hoài cổ của người con hết mực yêu mảnh đất này.

Khi giới thiệu về các hàng quà ông cũng tự do chẳng theo tuần tự quy luật nào, đang giới thiệu món này lại nhớ đến món khác và liệt kê những đặc sắc của từng món theo trí nhớ, theo quan điểm riêng của mình: “Cũng là thứ bún chả chẳng hạn...Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau...Tang tảng sáng, tiếng bánh Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao "bánh rán nóng, trinh một, xu đôi" của một lũ trẻ con (...)Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng(…) Rồi mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa....” chỉ trong vài dòng mà nhiều món ăn được liệt kê kèm theo những bình luận ngắn gọn của nhà văn. Không chỉ trong đoạn văn trên, cách nhà văn chuyển từ món ăn này đến món ăn khác trong suốt bài ký Hà Nội băm sáu phố phường khiến người đọc không cảm thấy nhàm chán mà mỗi món quà được miêu tả đều là một phát hiện thú vị đáng quan tâm đối với bất cứ ai ưa khám phá. Với 47 món ăn được nhắc đến, nhiều món ăn được thể hiện công phu, cả một bài ký dài với nhiều sự kiện tưởng như rời rạc đó nhờ sự sắp xếp khéo léo đã làm nổi bật ý tưởng của nhà văn. Đây là một sự mạch lạc của một tư duy chặt chẽ, khoa học đòi hỏi người viết có trực giác tốt và cả khả năng quán xuyến cao độ.

Sự thoải mái phóng túng, xáo trộn những sự kiện cụ thể với những cái trừu tượng cao xa hoặc đem giao cắt những bình diện nhận thức rất khác nhau. Những sinh hoạt trong đời sống thường ngày được khái quát thành những triết lý, xem xét từ góc độ triết học và ngược lại, những vấn đề triết học lại được suy ngẫm từ những kinh nghiệm đời thường đã làm nên nét hấp dẫn của ký Thạch Lam. Từ nhận xét những sự thay đổi của các công trình cụ thể như đền Ngọc Sơn, chùa Quán Thánh ông thể hiện quan điểm của mình về

Một phần của tài liệu Đặc sắc của ký thạch lam luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w