Những sinh hoạt thường nhật của người dân.

Một phần của tài liệu Đặc sắc của ký thạch lam luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 91 - 97)

Qua khảo sát văn hóa ẩm thực ở phần 2.2.1 ở trên chúng ta cũng thấy rõ những nét chính trong sinh hoạt thường nhật của người dân Hà Nội trong

Hà Nội băm sáu phố phường. Không chỉ phản ánh đời sống người dân trong ăn uống, hàng quà thường ngày, sinh hoạt của người Hà Nội còn được phản ánh qua những lĩnh vực đời sống thường nhật khác chủ yếu trong các bài viết

Những chốn ăn chơi, Chợ mát ban đêm, Bà cụ bán xôi, Hàng nước cô Dần, Những chốn ăn chơi các hiệu cao lâu khách.

Tuy vậy không chỉ các bài viết trên trong Hà Nội băm sáu phố phường

Thạch Lam trong tất cả hai mươi mốt bút ký của ông trong tác phẩm. Đó là nỗi niềm xót thương ông gửi gắm đến với những con người lam lũ, tảo tần một nắng hai sương kiếm sống trong xã hội. Hình ảnh những người đi bán hàng trong đêm được Thạch Lam miêu tả bằng ngòi bút của một hồn thơ đầy cảm xúc. Sáng lên trong trang viết của Thạch Lam là hình ảnh hai chấm lửa hỏa lò đung đưa đi trong đêm Hà Nội và chân bước "nhẹ như chân ma" của người bán hàng đêm. Thạch Lam đã dành cả tấm tình của trái tim mình, cả sự trân trọng của ông để viết những câu văn tả những người lao động. Qua mạch văn của Thạch Lam, họ không còn là "bố cu", "mẹ đĩ" mà đã trở thành những nghệ sĩ lấy bàn tay, đôi vai mình, chuyên chở "cái lộc của trời, cái khéo léo của người và sự cố tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa" từ khắp nẻo đường đồng quê để "hiến cho sự thưởng thức sành sỏi của người Hà Nội". Nó góp phần tạo nên cảnh trí và hồn vía của Hà Nội. Ông đã có những trang văn rất đẹp về những gánh hàng rong như vậy. Hà Nội là một đô thị không khép kín, xung quanh là những làng nông nghiệp và lại có một vùng rau xanh, chợ xanh, vùng đệm thì những người buôn thúng bán mẹt là một đặc điểm rất riêng của Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân là nơi đầu mối cho chuyện “ăn” nhưng cũng là chỗ chơi để thấy được bức tranh thu nhỏ của thành phố Hà Nội. Bức tranh ấy vẽ nên “từ người buôn kẻ bán, cho đến những người mua; từ bác bồi bếp, cậu nhỏ, cô sen, cho đến các bà sành sỏi hay các cô thiếu nữ rụt rè sợ hớ, tất cả chừng ấy người hoạt động trước mắt ta, hình dáng phức tạp và thu nhỏ lại của xã hội người phường phố”. Nó làm nên cái vẻ riêng bởi chợ Đồng Xuân là chợ của người Hà Nội, tấp nập không khí, màu sắc khác tất cả các khu chợ trên đất nước này.

Chợ mát ban đêm đặc biệt ở thời gian họp là ba giờ khuya và tàn trước khi trời sáng. Địa điểm họp ở ngoài cổng, ngay giữa đường, người bán chính

là những người làm ra sản phẩm ngoại ô thành phố. Hình ảnh người bán hàng được khắc họa đậm nét: “Những gánh hàng nặng trĩu và kẽo kẹt trên vai theo cái đưa đẩy có nhịp của bước đi, những người ấy vội vàng và yên lặng, không nói một lời nào”. Ông miêu tả họ với tất cả sự trân trọng và thương cảm “ cứ trông cái thân người uốn cong dưới gánh nặng, chúng ta biết ngay những người cần lao và chịu khó, quen đi với những công việc nhọc nhằn, và nhẫn nại, ít nói trên mẩu đất. Thỉnh thoảng, vài nhà khá giả hơn- tương đối- mang hàng đi trên những chiếc xe tay bánh gỗ ngày xưa, cũ kỹ và tơ tả, lộc cộc lạch cạch theo bước chân của một anh nhỏ kéo, gầy gò và áo rách vai”. Quãng đường mưu sinh của những người bán hàng ở chợ Đồng Xuân vào ban đêm thật nặng nhọc, vất vả. Họ là những người trực tiếp lao động và tự bán những hàng rau do chính mình làm ra. Chợ họp nhanh và cũng tàn nhanh trước khi trời sáng, cái ồn ào tấp nập của phiên chợ tan theo ánh sáng của ban ngày. Ở đây ta bắt gặp hình ảnh của nhà văn đang lang thang tìm kiếm và ghi lại những hoạt động thường nhật của người Hà Nội. Cái tươi mới của hàng rau như đang tươi mới trong cảm xúc mà ông ghi trên từng trang giấy.

Những hoạt động trong đêm của người Hà Nội cũng rất đa dạng: “

trước chợ Ðông Xuân bao giờ cũng lâm vào cảnh vắng lặng và tịch mịch. Bao giờ cũng có người: một vài thầy đội xếp đến “tua” đi tuần đêm, một vài người thích chơi khuya, hoặc ở các rạp hát hay nhà chớp bóng về, còn vui chân lang thang mãi trên các vỉa hè Hà Nội để nghe tiếng gót giày của mình vang động; hoặc ở cao lâu ra, muốn đi hóng mát cho tiêu, hoặc ở các tiệm thuốc phiện ra - cái này thì phần nhiều – đã có một điệu chếnh choáng trong chân, muốn đi đây, đó, không mục đích, không cần nghĩ trở về, và thấy đời lúc ấy dung dị dễ chịu và tàm tạm sống được…” .Thêm vào đó là các bác xe, người phu ngồi thưởng thức hàng quà đêm, những người nghiện ăn và mặc cả thức ăn. Chỉ trong một đoạn văn ngắn mà thấy được nhiều hạng người, nhiều cảnh đời. Cả

người tìm cách mưu sinh trong đêm và có cả những người sau những chốn ăn chơi muốn dạo quanh tìm cái thú về đêm của phố phường. Tất cả làm nên một cuộc sống khác, một thế giới khác đầy thú vị của Hà Nội. Bà cụ bán xôi,

Hàng nước cô Dần trở thành nơi tụ họp của những người ham vui và những người lao động đó. Cô Dần cũng như bao cô hàng nước Việt Nam nhũn nhặn và biết chiều lòng khách. Tất cả những người uống nước từ thầy đội xếp hay bông đùa, bác phu già nằn nì chịu nợ hay những người khách khác đều cảm thấy vui vẻ khi tiếp xúc với cô.

Những chốn ăn chơi các hiệu cao lâu khách thì hấp dẫn mọi người bởi đã “nâng việc ẩm thực lên mức nghệ thuật hết sức phiền toái, tỷ mỷ và cầu kỳ”. Những món ăn ngon nhưng chỉ thích hợp cho người Hà Nội “Muốn thết bạn xa, hay đãi một người khách quý, hoặc trong một dịp long trọng hay đặc biệt nào đó”. Còn trong cuộc sống đời thường sinh hoạt của người Hà Nội cũng dân dã, bình dị như chính con người họ “với một vài hào, họ có thể có dăm ba món để ăn, một cút rượu Văn Ðiển hay cút rượu Con Hươu, vài lá rau thơm quen thuộc để khề khà nhắm nhía các thú đi ăn hiệu. Ở đây, mới hội họp tất cả Hà Nội, sang cũng như hèn, đủ các hạng người, từ ông trưởng giả giàu có đến nhà văn sĩ nghèo nàn, trong cái hoạt động vui vẻ của cái không khí đặc biệt của Hà Nội”.

Cuộc sống thường nhật của người dân Hà Nội được Thạch Lam phản ánh đầy chân thực và sống động bởi chính ông đã sống rất lâu ở đây. Thạch Lam đã khám phá, tìm tòi những nét đẹp bình dị của cuộc sống lao động, vui chơi, ăn uống đầy đa dạng của người dân trên mỗi nẻo đường của phố phường Hà Nội. Tình yêu mảnh đất ngàn năm văn hiến đã thắp sáng những trang văn tạo nên đặc sắc của bút ký Hà Nội băm sáu phố phường. Hà Nội thực sự là một thành phố rất nhiều vẻ đẹp, ông yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội và cũng “chú ý đến những nét thay đổi của thành phố, nên nhận xét những

vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, thân mật với những thú vui chơi, hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta”. Điều đó làm nên sức sống của bút ký Hà Nội băm sáu phố phường trong lòng bao thế hệ người đọc.

Không chỉ gắn bó với người dân Hà Nội, ký Thạch Lam còn phản ánh sinh động những sinh hoạt văn hóa ở Lũng Giang (làng Lim) qua Nghe hát quan họ một đêm ở Lũng Giang. Giữa không khí ấm áp, trong đêm “được nghe hát, nói dăm ba câu chuyện quê kể cũng là một thú chơi xuân”. Thú chơi tao nhã ấy làm nên từ những người dân bình thường của Lũng Giang. Ngày làm ruộng, đêm dệt vải, hát quan họ chỉ là một thú chơi sinh hoạt giải trí sau một ngày lao động vất vả. Họ là những người con gái gia giáo chỉ nhận lời đi hát ở những chỗ đứng đắn như một cách để thỏa mãn nhu cầu giao lưu sinh hoạt văn hóa bình thường trong đời sống hàng ngày. Riêng ngày hội thì những cô gái vùng Lim được tự do đi hát hơn, cha mẹ các cô cho phép tham gia bởi “hát hay được chúng chị em khen và thường thì cô nào hát hay vẫn dễ đắt chồng”.

Những người nghe hát có ấn tượng ngay và cảm mến nét đáng yêu của người con gái vùng Lim “Hai cô sượng sùng bẽn lẽn, cất tiếng chào rồi khép nép đứng dựa vào vách áo nâu, yếm trắng, bóng tối khăn vuông che nửa mặt chỉ thấy đôi mắt long lanh”. Không chỉ đáng yêu các cô còn khiêm tốn và dịu dàng trong giao tiếp, ngay từ lần đầu gặp mặt Thạch Lam đã bênh vực cho những người con gái ấy “Câu ví xưa Trai cầu vồng Yên Thế, Gái Nội Duệ cầu Lim có ngụ ý gái Lim là gái lẳng lơ nhưng thật ra cái lẳng lơ ấy chẳng qua là cái tình tứ tự nhiên của người con gái đẹp mà thôi”.

Có nhiều lý do khiến các cô gái ở Lũng Giang yêu thích học hát. Không chỉ vì nhu cầu giải trí, vì để kén chồng mà đó còn là “phong tục giản dị khiến các cô khỏi phải những các lễ nghĩa rắc rối nó bó buộc mà các cô vẫn giữ

nguyên được cái tính tự nhiên và dĩnh ngộ, là cái đặc sắc của con gái vùng Lim. Không kể một lối hát hay như hát quan họ đã làm cho cái đời nhạt nhẽo và cặm cụi của dân quê ta được thêm phần vui vẻ”. Những câu hát nâng đỡ tâm hồn con người, “người đẹp bao giờ cùng tình tứ, nên các cô mê hát, vì trong lúc hát cô diễn được cái tình muốn yêu u uất trong lòng”. Hát quan họ không dễ, rất khó hay nhưng nghe giọng hát “trong mà thanh, hai giọng cùng theo nhau nên tuy hát khẽ mà cũng sang sảng và lan ra xa” thì người nghe ngay lập tức cảm nhận được nỗi lòng và vẻ đẹp tiềm ẩn của người con gái.

“Câu hát và giọng hát cùng êm đềm như cái tình ngây thơ của các cô gái vùng Lim có cái sắc đẹp kín đáo và thùy mị”, nó tác động đến người nghe mãnh liệt, khiến người nghe như thẩm thấu được cả tâm trạng người hát, những chất chứa sâu kín trong lòng. Tiếng hát và câu hát gợi nỗi niềm, sự liên tưởng thú vị: “nghe câu hát tự nhiên tôi thấy có một cái cảm giác buồn, một cái buồn âm thầm và hơi chán nản: không bao giờ tôi biết rõ hơn lúc này, cái thú vị êm đềm của vườn chè, đồi sắn, cái buồn rầu của cảnh đời quê mà câu hát đã diễn ra trong trí nhớ”.

Qua một đêm nghe hát Thạch Lam đã biết những điểm đặc trưng nhất của hát quan họ: hát đúm phải súm vào nhau, phải trông nhau mới gióng tiếng cho đều được. Hát quan họ khác hát trống quân, nhiều điệu và hay hơn, ít ra hai người cùng hát mới hay. Những câu hát sinh ra, lưu truyền các thế hệ từ cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Hát quan họ là một đặc sắc của lễ hội nhưng chủ yếu thông dụng trong đời sống. Con gái vùng Lim hát từ nhỏ, tự tập và bảo nhau học hát.

Qua những câu chuyện nét chất phác thật thà của người con gái thôn quê được thể hiện đáng yêu, đáng mến. Đó là ấn tượng dịu dàng đọng lại trong lòng người nghe hát, nó trở thành sợi dây kết nối từ tài năng, tính cách và tâm hồn thôn dã với những người xa lạ: “trước khi đi các cô nhìn chúng tôi

cất tiếng hát bài từ biệt, giọng nghe mà buồn rầu. Tuy gặp nhau là lần đầu nhưng suốt đêm, đã cùng các cô cảm động vì những câu hát hay, nên lúc sắp xa nhau cũng có chút ngậm ngùi. Các cô chừng cũng vậy nên lời hát như thêm âu yếm, xót thương”. Cuộc chia tay đầy lưu luyến khó lý giải, cái dùng dằng “nửa ở nửa về”, cầm tay hẹn ngày gặp lại như một quy luật ấy như một cơ duyên đến rồi không biết bao giờ trở lại. Nét đẹp văn hóa trong đêm nghe hát đọng lại trong lòng những người tham gia những khoảng khắc khó quên, những ấn tượng mạnh mẽ. Hình thức sinh hoạt văn hóa đầy tính nhân văn này điểm tô cho đời sống tinh thần của người dân vùng Lim và du khách thêm phong phú, đa dạng, làm nên bản sắc của vùng đất này.

Một phần của tài liệu Đặc sắc của ký thạch lam luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w