Ứng xử, giao tiếp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 91 - 96)

Với t cách là phơng tiện ngôn ngữ để diễn đạt t duy, tục ngữ của ngời Việt đã phản ánh những tri thức, những kinh nghiệm của nhân dân lao động về mọi mặt của đời sống con ngời và xã hội. Đằng sau mỗi câu tục ngữ ấy chính là bản sắc văn hoá dân tộc, là lối nói, cách nghĩ, là đạo lý làm ngời của nhân dân.

Văn hoá ứng xử giao tiếp là một trong những biểu hiện sáng rõ nhất của tục ngữ. Dấu ấn của nền văn hoá nông nghiệp lúa nớc đã ảnh hởng, quy định tới văn hoá ứng xử giao tiếp của ngời Việt. “Con ngời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” (Mác), con ngời với t cách là thành viên của xã hội, có mối quan hệ gắn bó với cộng đồng. Do tính thời vụ của nền kinh tế trồng trọt nên con ngời phải sống định c, phải liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên lối sống hài hoà, trọng tình cảm.

Văn hoá ứng xử giao tiếp đó không chỉ là ứng xử giữa con ngời với môi tr- ờng tự nhiên mà đặc biệt con ngời với t cách là cá nhân trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm hay cộng đồng, dân tộc. Qua bức tranh văn hoá nông nghiệp lúa nớc của ngời Việt, do nghề trồng trọt cũng nh tập quán sinh hoạt còn phụ nhiều vào điều kiện tự nhiên, cho nên ngời Việt luôn “có ý thức tôn trọng và ớc vọng sống hoà bình với thiên nhiên” (Trần Ngọc Thêm). Sự có mặt của 196 loài thực vật cùng với bức tranh nông nghiệp lúa nớc nh trên đủ để chứng minh điều này.

Trần Ngọc thêm đã tổng kết năm đặc trng gốc của nền văn hoá nông nghiệp lúa nớc là: 1, Tính cộng đồng và tính tự trị; 2, Lối sống trọng tình (tình cảm, tình nghĩa); 3, Lối t duy tổng hợp và trọng quan hệ; 4, Tính linh hoạt; 5, Khuynh hớng a hài hoà. Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trng cơ bản của nông thôn Việt Nam nói chung và đó cũng là đặc điểm của nông thôn ngời Việt.

Do tính chất của nghề nông mang tính thời vụ nên ngời Việt sống phụ thuộc lẫn nhau mà sinh ra tính cộng đồng và tình đoàn kết. Vì thế, trong ứng xử mọi ngời trong cùng một cộng đồng luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nơng tựa vào nhau để

đoàn kết với nhau không chỉ để ứng phó với môi trờng tự nhiên biến đổi mà còn cả môi trờng xã hội nh nạn trộm cớp, giặc ngoại xâm… Vì thế tinh thần đoàn kết luôn đợc ngời Việt coi trọng: Bán anh em xa mua láng giềng gần. Thậm chí tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã đã chuyển thành ý thức cộng đồng dân tộc trong phạm vi tổ quốc: Bầu ơi thơng lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhng chung một giàn.

Ngời Việt sống định c trong điều kiện địa hình phức tạp với 3/4 là đồi núi, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên dẫn đến chỗ sống phân tán, co cụm thành các nhóm nhỏ. Vì thế bên cạnh tính cộng đồng lại có tính tự trị. Tính tự trị ở phạm vi hẹp là tình yêu quê hơng, làng xóm, ý thức gắn bó với quê cha, đất tổ. Tục ngữ có câu: Lá rụng về cội; Cây có cội, nớc có nguồn là vì thế. ở phạm vi lớn hơn là ý thức độc lập dân tộc và lòng yêu nớc, lòng căm thù giặc của ngời Việt đối với bọn đô hộ tham tàn: Băm bầu, băm bí, băm chị thằng Ngô.

Do sống chung trong một cộng đồng nên ngời Việt rất coi trọng danh dự, trong ứng xử giao tiếp luôn giữ phẩm giá của mình cho dù sống trong môi trờng dơ bẩn: Bùn có đen mà sen chẳng lấm; Hoa sen mọc bãi cát lầm / Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen. Rõ ràng sống trong xã hội có giai cấp, có áp bức bóc lột, đầy rẫy những cám dỗ xấu xa nhng ngời Việt luôn giữ vững phẩm giá của mình thanh khiết nh hoa sen mọc giữa chốn bùn lầy hôi tanh.

Cũng do sống định c thành từng nhóm nhỏ, lại cần phải đoàn kết chặt chẽ với nhau bởi tính chất thới vụ của nghề nông, cho nên ngời Việt có lối sống trọng tình. Cộng đồng ngời Việt vì thế đợc xem là “cộng đồng tình cảm”, khác với cộng đồng Trung Hoa, Nhận Bản là “cộng đồng xã hội”. Ngời Việt sống rất tình cảm, tình nghĩa, ngời đầy đủ thơng ngời thiếu thốn: Lá lành đùm lá rách; Thóc bồ thơng kẻ ăn đong / Có chồng thơng kẻ nằm không một mình; Một con ngựa đau, cả tàu chê cỏ. Đó là nét đẹp trong văn hoá ứng xử của ngời Việt, là tình thơng yêu giữa con ngời với con ngời trong gia đình cũng nh ngoài xã hội. Bà con tối lửa tắt đèn có nhau, sống với nhau bằng tình cảm họ hàng chứ không vì vật chất: Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền vì gạo.

Trong giao tiếp, ngời Việt rất coi trọng và hiếu khách. Những lúc nông nhàn, rãnh rỗi ngời Việt thờng sang nhà nhau chơi, cùng uống bát nớc chè, ăn miếng trầu hoặc hút điếu thuốc và nói chuyện: Khách đến nhà chẳng trầu thì thuốc. Cũng vì tính cộng đồng nên ngời Việt rất coi trọng lời mời, đã cùng sống trong một địa bàn dân c, bất cứ việc to nhỏ thì đều có hàng xóm, láng giềng. Nên việc thỉnh mời, cho chác mà không đều, mời ngời này không mời ngời kia giống nh ăn trầu cách mắt

là sinh mâu thuẫn.

Cũng bởi trọng cái tình nên đã mang ơn ngời Việt luôn biết nhớ ơn: ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Tục ngữ còn khuyên trong ứng xử nên có đi có lại: ăn cái rau, trả cái da. Ngời Việt đặc biệt rất coi trọng đạo đức: Có nhơn đạo mới có gạo nấu ăn. Tuy nhiên, trong cuộc sống đã đụng chạm đến kinh tế thì ngời Việt có tính ăn chắc, đã mua thì phải trả tiền ngay, xòng phẳng:

Tiền thò, gạo nắm; Tiền trả, mạ nhổ. Có thể mời nhau, đãi nhau ăn uống nhng đã chia chác thì phải công bằng: Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm. Nh vậy, trong ứng xử giao tiếp, ngời Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, việc yêu ghét là rất rạch ròi: Yêu nhau cau bảy bổ ba / Ghét nhau cau bảy bổ ra làm mời; Yêu nhau đa đến hồ sen / Ghét nhau nhận xuống bùn đen đất lầy; Khi thơng củ ấu cũng tròn, khi ghét quả bồ hòn cũng méo

Bên cạnh những mặt tốt của văn hoá ứng xử giao tiếp thì còn tồn tại những mặt xấu đã ảnh hởng tới lối sống trọng tình cảm, tới đạo lý làm ngời của nhân dân. Cuộc sống đôi khi mặt tốt lại cũng có những mặt trái của nó, cũng do tính cộng đồng mà trong giao tiếp ngời Việt rất thích quan tâm đến ngời khác, có tính tò mò và nhiều khi trở nên thái quá, không phải việc mình cũng cứ tham gia: Đứng dới đất lo ngời trên cây. Vậy đã là tốt, còn nh nhiều khi làm việc với dụng ý tốt nhng

lợi bất cập hại lại mang hậu quả xấu: Ôm rơm chữa cháy. Khi giao tiếp, ngời Việt còn có tật xấu là hay ngồi lê đôi mách: ăn cơm nhà nọ, kháo cà nhà kia; đã vậy khi ghét ai thì luôn tìm cái xấu của họ: Bới bèo ra bọ; Vạch lá tìm sâu, vạch đầu tìm chấy; Không a thì da có dòi; Chẳng a da khú bầu già.

Tính cộng đồng cũng sinh ra thói dựa dẫm, trông chờ ngời khác: Bắc nớc chờ gạo mời; thói dềnh dàng, ỷ lại: Bò chết chờ khi khế rụng; rồi sinh ra thói lời biếng, chực ăn sẵn: Đại lãn nằm gốc cây sung. Hơn thế, ngời Việt còn có thói cào bằng san phẳng, không muốn cho ai khá hơn mình: Đợc vài đấu thóc khấn trời làm ma; Đợc vài đấu thóc khấn trời mất mùa. Với những kẻ xấu thì tình cảm bị đẩy xuống dới, còn quyền lực, đồng tiền mới là quan trọng: Hạt tiêu nó bé nó cay / Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền; Không tiền không gạo, mạnh bạo xó bếp; Anh em gạo, đạo nghĩa tiền; Bà tiền bà thóc, bà cóc gì ai; Thấy có thóc mới cho vay gạo.

Thói xấu trong ứng xử của ngời Việt còn là tính thực dụng, con ngời sống không tình nghĩa bằng muông thú: Chim nhớ cây, tớ quên thầy. Thói đời phù thịnh, hòng lợi mới tỏ vẻ tình nghĩa: Bà chết thì khách đầy nhà, ông chết thì cỏ gà đầy sân. Giàu có thì bạn bè tìm đến, còn khi khó khăn thì chẳng thấy đâu, ông cha ta đã thật thâm thuý khi đúc kết điều này qua câu tục ngữ: Canh điền bất kiến điểu, hoà thục điểu phi lai (Cày ruộng không thấy chim đâu, có lúa thì chim bay đến); Còn tiền còn gạo, kẻ đáo ngời lui, hết thịt hết xôi, đi lôi chẳng đến.

Ngời Việt luôn lấy Dĩ hoà vi quý làm đầu, xong trong ứng xử lại có kẻ xấu luôn xúi giục, khiêu khích để gây bất hoà, mâu thuẫn giữa những ngời khác: Đâm bị thóc, chọc bị gạo; đó còn là những kẻ dựng đứng lên những điều không thực để hãm hại ngời khác: Chém cây sống, trồng cây chết; những kẻ sẵn sàng bội ớc:

Miệng đọc khoán, tay bẻ măng; lợi dụng cơ hội để làm điều xấu, thu lợi: Mợn gió bẻ măng; Nắm tấm rắc chết đàn gà. Đó là những biểu hiện của những kẻ sống cơ hội, “thủ phạm” của những kết luận, của lối ứng xử, của tính cách tâm lý nh trên của ngời dân chính là chế độ t hữu, là “những động cơ hèn hạ nhất - tính tham lam tầm thờng… tính bủn xỉn… nguyện vọng ích kỉ muốn ăn cắp của chung… những thủ đoạn bỉ ổi - trộm cắp, bạo lực, tính xảo quyệt, sự phản bội đã phá vỡ xã hội thị tộc không có giai cấp và đa xã hội đó đến chỗ diệt vong…” [15, tr.158]. Tất cả những điều trên đều mâu thuẫn và đi ngợc lại với lối sống tình nghĩa, đoàn kết và đạo lý làm ngời của nhân dân lao động.

Bên cạnh ứng xử giao tiếp giữa con ngời với con ngời trong xã hội thì tục ngữ còn phản ánh mối quan hệ ứng xử trong gia đình. Đó là mối quan hệ ứng xử giữa cha mẹ với con cái, vợ chồng, anh em, mẹ chồng nàng dâu, bố mẹ vợ với con rể.

Với con cái, cha mẹ bao giờ cũng dành hết tình thơng yêu cho con, chăm lo cho con từng bữa ăn giấc ngủ, Chỗ ớt mẹ nằm, chỗ ráo xê con. Vai trò, tình cảm của cha mẹ đã đợc tục ngữ đúc kết: Con có cha nh nhà có nóc, con có mẹ nh măng ấp bẹ. Nhng cuộc sống bên cạnh những mặt tốt còn là những mặt xấu. Cha mẹ đối với con cái bao giờ cũng là mối quan hệ thuận chiều, đó chỉ có thể là tình yêu thơng vô bờ bến. Còn con cái đối với cha mẹ, bên cạnh những ngời con hiếu thảo thì còn có những đứa con bất hiếu, mẹ nuôi con nh trời nh bể nhng con nuôi mẹ thì kể tháng kể ngày. Tục ngữ đã phê phán lối c xử bất hiếu này qua lối nói so sánh đối nghịch: Mẹ lá rau lá má, con đầy rá đầy mâm; Mẹ với con lúa non cũng lấy; Cây khô cha dễ mọc chồi / Cha mẹ cha dễ ở đời với con. Trong mối quan hệ cha mẹ con cái thì dờng nh tình cảm, vai trò lại nghiêng về mẹ, cũng bởi mẹ mang nặng đẻ đau, sự chịu đựng hy sinh của ngời phụ nữ bao giờ cũng bền bỉ hơn ngời đàn ông.

Mối quan hệ nghịch chiều giữa dì ghẻ - con chồng, mẹ chồng - nàng dâu là hai mối quan hệ khác máu tanh lòng. Tất nhiên, trong cuộc sống vẫn hiện hữu những điều tốt đẹp nhng dờng nh sự mâu thuẫn, đối đầu luôn lấn át khiến trong cuộc sống thờng ngày cụm từ “dì ghẻ con chồng”, “mẹ chồng nàng dâu” đã trở thành câu cửa miệng. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, xa nay dờng nh chỉ là mối quan hệ đối nghịch. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu đợc cha ông ta phản ánh qua câu tục ngữ mà thoạt nhìn ta bị che đi bởi từ “nhịn”, nhầm tởng rằng mẹ chồng tốt với con dâu, con dâu tốt với mẹ chồng: Rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn; Rau muống tháng chín mẹ chồng nhịn cho nàng dâu ăn. Trong nhân dân ta thời xa và nay cũng vậy, khi nói đến mẹ chồng nàng dâu là ngời ta nghĩ ngay đến mối quan hệ bất hoà, xung khắc, dờng nh điều đó đã trở thành một lẽ tự nhiên bất tất phải bàn cãi. Nhng xét trong thực tế cuộc sống, cái mà

muống tháng chín trái vụ nên đã già lại chát, chẳng có ai ăn hoặc ăn không nổi. Tác giả dân gian đã tạo nên sự nhầm lẫn có dụng ý nhng đó chính là cách cắt nghĩa, là lối nói của nhân dân, rất thâm thuý, sâu cay nhng kín đáo tế nhị, buộc chúng ta phải có một vốn hiểu biết nhất định về thực tế cuộc sống mới có đợc một cách hiểu đúng đắn. Câu tục ngữ trên đã phản ánh mối quan hệ ứng xử giữa nàng dâu - mẹ chồng, đây là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. Gia đình xuất hiện thêm nàng dâu là thêm mối quan hệ, cũng có nghĩa là cuộc sống lại thêm phần phức tạp. Mỗi thành viên trong gia đình cần phải sống có trách nhiệm, gia đình có ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo luôn là mẫu gia đình cần đợc giữ gìn và phát huy. Ngoài ra, đó còn là các mối quan hệ chị em ruột, chị em dâu: Chị em dâu nh bầu nớc lã / Chị em gái nh trái cau non. Trong mối quan hệ anh chi em ruột, tục ngữ khuyên chúng ta: Cắt dây bầu dây bí / Ai nỡ cắt dây chị dây em; anh chị em trong gia đình phải đoàn kết, thơng yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau: Cành dới đỡ cành trên. Còn nh Củi đậu đun hạt đậu, tàn sát lẫn nhau thì ngời đời sẽ chê cời, để lại tiếng xấu. Rồi mối quan hệ giữa con rể với bố mẹ vợ là mối quan hệ không khăng khít, nhạt nhẽo: Bố vợ là vớ cọc chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông.

Văn hoá ứng xử giao tiếp là một vấn đề mang tính chất xã hội, vấn đề này đã đợc tác giả dân gian phản ánh một cách sâu sắc qua tục ngữ, đó là kinh nghiệm, nhận xét, là lời khuyên hay lời phê phán trớc những vấn đề khác nhau của cuộc sống. Qua đó ta rút ra đợc những bài học quý báu trong lối sống, lối ứng xử giao tiếp của ngời Việt. Bên cạnh những mặt tốt thì văn hoá ứng xử giao tiếp còn tồn tại những mặt xấu, đã đợc tục ngữ đúc rút, phê phán, mặt trái của lối văn hoá ứng xử này một phần là do tàn d của xã hội phong kiến, do nền kinh tế nông nghiệp lúa n- ớc, tự cung tự cấp đã nảy sinh những con ngời với tính xấu của nó. Tục ngữ của ng- ời Việt đã nhận thức đợc nhiều mặt trong lối ứng xử giao tiếp của con ngời, sự phân hoá giai cấp, giàu nghèo trong xã hội đã dẫn đến sự mâu thuẫn, đối lập không thể điều hoà về mọi mặt giữa hai loại ngời trong xã hội đó là ngời tốt - kẻ xấu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w