Vấn đề nghiên cứu biểu hiện văn hoá qua tục ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 65 - 67)

Trớc đây, ngoài việc su tầm tục ngữ thì vấn đề nghiên cứu tục ngữ chỉ là việc đi tìm định nghĩa, phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao, rồi đi vào tìm hiểu cấu trúc - ngữ nghĩa, chức năng - thi pháp của tục ngữ. Hoặc chỉ đơn thuần là những bài viết nhỏ về một nội dung nào đó của tục ngữ hay cụ thể hơn là cách hiểu về một câu tục ngữ. Dới góc nhìn ngôn ngữ học, những năm gần đây việc nghiên cứu biểu

Đằng sau mỗi công trình tìm hiểu về ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ là biểu hiện văn hoá. Trong cuốn Tục ngữ Việt Nam dới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng, Đỗ Thị Kim Liên dành chơng 4: Một số trờng ngữ nghĩa phản ánh đặc trng văn hoá Việt trong tục ngữ để bàn về văn hóa. Nguyễn Nhã Bản trong cuốn Đặc trng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao cũng tiếp cận theo hớng ngôn ngữ - văn hoá. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học cũng đã ít nhiều đề cập đến vấn đề văn hoá trong tục ngữ. Nh vậy, hớng đi này đã giúp cho việc nghiên cứu tục ngữ trở nên có chiều sâu và đa dạng hơn nhiều. Vậy cơ sở nào cho phép chúng ta nghiên cứu tục ngữ theo hớng ngôn ngữ - văn hoá?

Trớc hết, quan niệm xem ngôn ngữ là thành tố cơ bản và quan trọng của văn hoá, ngôn ngữ là thành tố chi phối nhiều thành tố văn hoá khác, ngôn ngữ là công cụ của t duy và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn hoá là một quan niệm không còn xa lạ gì đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nớc. Theo Humboldt (1767-1835), quan niệm “tinh thần dân tộc” sáng tạo ra ngôn ngữ. ở châu Mỹ, phải kể đến hai tên tuổi E. Sapir và B. Whorf với học thuyết rất nổi tiếng trong ngôn ngữ học hiện đại là Về tính tơng đối của ngôn ngữ. Trong cuốn Ngôn ngữ của E.Sapir, tác giả xem ngôn ngữ không tồn tại ngoài văn hoá. “Tôi cũng không thể tin rằng văn hoá và ngôn ngữ có quan hệ nhân quả với nhau theo bất kì cái nghĩa đúng thật nào. Văn hoá có thể định nghĩa là cái mà một xã hội làm và suy nghĩ. Còn ngôn ngữ là một phơng pháp đặc biệt để t duy” [70, tr.268]. “Những ngôn ngữ hoàn toàn không có quan hệ có thể cùng chung một văn hoá và những ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau - thậm chí một ngôn ngữ duy nhất lại thuộc vào những thế giới văn hoá khác nhau” [70, tr.263].

Lý Toàn Thắng trong bài viết Bản sắc văn hoá: thử nhìn từ góc độ Tâm lý - Ngôn ngữ cho rằng: “Nói đến khái niệm văn hoá dù hiểu rộng hay hiểu hẹp - trong định nghĩa của nó bao giờ cũng có chú trọng đến “nét riêng biệt” về mặt tinh thần, mặt tâm lý giữa các dân tộc, hay nói cụ thể hơn (nh nhiều học giả quan niệm) đó là “lối nghĩ riêng”, “cách t duy riêng” của dân tộc đó về các sự vật, hiện tợng của thế

giới xung quanh, của tự nhiên, của xã hội và con ngời ở đất nớc đó, lãnh thổ đó. Theo thiết nghĩ của tôi, trớc hết là ở mặt nội dung của ngôn ngữ, vì chức năng của ngôn ngữ là phơng tiện của t duy, hay nói nh K. Marx: “Hiện thực trực tiếp của t t- ởng là ngôn ngữ”. Đi sâu hơn nữa thì đó trớc hết là ngữ nghĩa của các từ, vì nói nh nhà tâm lí học Nga kiệt xuất L. X. Vgôtxki: “Nghĩa (của từ) đồng thời là ngôn ngữ và t duy vì nó là đơn vị của t duy (bằng) ngôn ngữ” [dẫn theo 57, 159-160].

Văn hoá của dân tộc không tồn tại ngoài ngôn ngữ, ngôn ngữ không chỉ là thành tố cơ bản của văn hoá mà còn là phơng tiện, là điều kiện cho sự nảy sinh và phát triển của các thành tố văn hoá khác. “Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trng nhất của bất cứ nền văn hoá dân tộc nào. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nền văn hoá dân tộc đợc lu giữ lại rõ ràng nhất” [64, tr.47]. Cũng theo tác giả, “Ngôn ngữ là yếu tố văn hoá quan trọng hàng đầu mang sắc thái dân tộc rõ ràng nhất. Chính sự đặc thù của văn hoá đợc biểu hiện trong ngôn ngữ đã quy định đặc trng văn hoá - dân tộc của hành vi nói năng ở những ngời thuộc cộng đồng văn hoá- ngôn ngữ khác nhau” [64, tr.49].

Tục ngữ hay cũng chính là ngôn ngữ của dân tộc. Vậy giữa ngôn ngữ của dân tộc Việt với văn hoá Việt hẳn phải có mối quan hệ chặt chẽ. “Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và t duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hoá dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và t duy ấy. Đó là một sự thật không còn có thể đặt thành vấn đề gì nữa” [31, trt.287].

Qua việc tìm hiểu ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật trong kho tàng tục ngữ của ngời Việt, ta thấy đặc trng văn hoá của ngời Việt hay chính là văn hoá của ngời Kinh, của dân tộc Kinh. Chính biểu hiện văn hoá của ngời Việt qua tục ngữ sẽ làm giàu thêm cho nền văn hoá Việt Nam, đồng thời nó cũng là nét riêng của văn hoá Việt. Nói cách khác, tục ngữ của ngời Việt chính là một phơng diện làm nên cái bản sắc, cái phong vẻ của chính dân tộc mình. Vậy tìm hiểu biểu hiện văn hoá qua tục ngữ là hớng đi đúng đắn và khá thú vị. Đó cũng chính là con đờng đến với văn hoá của dân tộc Việt mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w