Khái niệm văn hoá

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 64 - 65)

Văn hoá đợc nảy sinh và phát triển từ thuở bình minh của xã hội loài ngời. Thuật ngữ Văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh cultus với nghĩa đen là lao động nông nghiệp, trồng trọt, canh tác và nghĩa bóng nó liên quan đến các giá trị tinh thần, đến giáo dục, đến phát triển trí tuệ, trình độ học vấn, tri thức…

Theo Từ điiển tiếng Việt, thuật ngữ văn hoá đợc hiểu là: “1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Ví dụ: Kho tàng văn hoá dân tộc. Văn hoá phơng Tây. 2. Những hoạt động của con ngời nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần [nói khái quát]. Ví dụ:

Học văn hoá. Trình độ văn hoá. 4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. Ví dụ: Ngời thiếu văn hoá. C xử rất có văn hoá. 5. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần của một thời kỳ lịch sử cổ xa, đợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy đợc có những đặc điểm giống nhau. Ví dụ: Văn hoá Đông Sơn. Văn hoá Sa Huỳnh” [56, tr.1360]. Văn hoá mà chúng ta sẽ nói đến ở đây đợc dùng với nghĩa thứ nhất. Với nghĩa này văn hoá trở thành đối tợng thu hút nhiều ngành khoa học cũng nh nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Cũng vì lẽ đó mà có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau. “Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hoá ngời Mỹ nh A. L. Kroeber và Kluc Kohn, tính đến năm 1952 có tới 170 định nghĩa hay quan niệm khác nhau về văn hoá. Hoặc theo thống kê của A.Moles tính đến năm 1967 có tới 250 định nghĩa về văn hoá” [dẫn theo 23, tr.163]. Tính đến thời điểm hiện nay con số định nghĩa về văn hoá đã “vợt quá 500 định nghĩa” [64, tr.31]. Điều này chứng tỏ văn hoá là một đối tợng rộng lớn, một hiện tợng đặc biệt thu hút không chỉ các nhà văn hoá học, ngôn ngữ học mà còn cả các nhà triết học, sử học, dân tộc học, xã hội học... ở hầu hết các nớc trên thế giới.

Trong sự phong phú của các định nghĩa về văn hóa, chúng tôi sẽ không đi vào những điểm gay cấn, phức tạp, mà sẽ khái quát từ đó một cách hiểu chung nhất, làm cơ sở cho việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể đặt ra ở chơng 3 của luận văn. Chúng tôi đồng tình với cách hiểu: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngời sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tơng tác giữa con ngời với môi trờng tự nhiên và xã hội” [62, tr.10]. Một định nghĩa nh vậy đã có sự bao hàm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w