Khái niệm ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 28 - 29)

Trớc hết, ta nhận thấy rằng nghĩa hay ngữ nghĩa là những vấn đề có mặt khắp nơi trong đời sống của con ngời. Bất cứ một sự vật, sự việc hay một vấn đề, một hiện tợng nào đó đều có nghĩa của nó. Việc trả lời những câu hỏi: sự vật, hiện tợng đó có nghĩa gì chính là đi tìm nghĩa của chúng. Trong một chừng mực nào đấy có thể nói sống là đi tìm nghĩa, ý nghĩa.

Khi nói đến nghĩa là chúng ta đang nói đến nghĩa của cái gì đó đã biết, đã tiếp nhận. Nghĩa, ý nghĩa không phải là phạm trù chỉ thuộc ngôn ngữ học mà phạm vi của nó là vô cùng rộng lớn, bởi mọi sự vật khác xung quanh ta đều có nghĩa của chúng. Nhng để giải thích đợc chúng thì đều phải sử dụng ngôn ngữ, vì thế bản thân ngôn ngữ là phải có nghĩa. Chúng ta có thể hình dung ra sự lúng túng nh thế nào nếu đứng trớc một sự vật, sự việc mà không có tên gọi dù rằng bản thân sự vật đó có nghĩa, có giá trị. Bởi vậy hiểu đợc nghĩa của ngôn ngữ chúng ta có thể hiểu đợc mọi điều trong thế giới quanh mình.

Mặc dù nghĩa trong đời sống là vô cùng rộng lớn, xong xem xét nghĩa trong ngôn ngữ học cũng là vấn đề đa dạng và phức tạp. Nghĩa học là ngành khoa học nghiên cứu về nghĩa và ngữ nghĩa học là một bộ phận của nghĩa học nói chung. Nó nghiên cứu các ý nghĩa thuộc phạm vi ngôn ngữ là ngữ nghĩa. Phạm vi ngôn ngữ học quan tâm khi nghiên cứu nghĩa là giải thích nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, các hình thức, biểu thức ngôn ngữ…

ở đâu trong ngôn ngữ cũng tồn tại nghĩa, nó là một vấn đề rất rộng. ở phạm vi ngôn ngữ đã cho ra đời môn ngữ nghĩa học, là một bộ môn nghiên cứu khoa học

thuộc ngôn ngữ học, bộ môn khoa học này ra đời cách đây gần hai trăm năm. Ngời có công đầu tiên đặt nền móngcho sự ra đời của bộ môn khoa học này là Michel Bréal ngời Pháp. ở Việt Nam, nghiên cứu về nghĩa phải kể đến các nhà ngôn ngữ học nh Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châu, Lê Quang Thiêm… Vậy “Ngữ nghĩa học là bộ môn, môn học nghiên cứu nghĩa của các biểu thức, các đơn vị của ngôn ngữ trong hệ thống cũng nh trong hoạt động hành chức ở diện đồng đại cũng nh trong tiến trình phát triển của lịch sử ngôn ngữ” [63, tr.7]. Đó là khái niệm ngữ nghĩa học, còn ngữ nghĩa là gì? Theo tác giả Lê Quang Thiêm: “nói đến hình thức, biểu thức, từ, ngữ, câu, lời, văn bản, diễn ngôn… là nói đến những hiện tợng, đơn vị, thực thể của ngôn ngữ trong ngôn ngữ học. Nghĩa của những đơn vị, thực thể… đó là nghĩa của ngôn ngữ, thuộc ngôn ngữ. Thuật ngữ gọi thứ nghĩa này là ngữ nghĩa” [63, tr.5]. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì ngữ nghĩa là: “1. Toàn bộ nội dung, thông tin đợc ngôn ngữ truyền đạt hoặc đợc đơn vị nào đó của ngôn ngữ thể hiện (nh từ, hình thái ngữ pháp của từ, cụm từ, câu). 2.x. Ngữ nghĩa học” [73, tr.183].

Vậy khái niệm ngữ nghĩa mà chúng tôi sử dụng là dùng để chỉ nghĩa của từ, của câu, văn bản… trong ngôn ngữ. Cần phải thấy rằng tục ngữ là những phát ngôn hình thành trong lời thoại hàng ngày, nó là đơn vị của lời nói tồn tại trong ký ức cộng đồng nh là một đơn vị ngôn ngữ. Vì thế tục ngữ đợc xem nh là “những phát ngôn đặc biệt” (Nguyễn Thái Hoà). Vậy xem xét ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ là đặt nó trong mối quan hệ với ngữ cảnh, với ngời sử dụng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của bộ phận tục ngữ có từ chỉ thực vật (Trang 28 - 29)