Lời thoại có cấu trúc chêm xen

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư (Trang 48 - 53)

VI. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2.4. Lời thoại có cấu trúc chêm xen

Cấu trúc chêm xen là cấu trúc trong đó lời thoại của nhân vật có xen lời dẫn của tác giả. Dạng lời thoại này có cấu trúc:

Lời thoại + Câu dẫn (CV) + Lời thoại

(76) - Ăn trên mồ hôi nớc mắt của ngời ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng đời, hen mấy cng ?Chị nói và ngả nghiêng cời, dờng nh chị thấy mình trả giá vậy cũng vừa. “Mà hên nghen, nhờ vậy mà gặp đợc mấy cng, đợc ở chung vầy, vui thiệt vui...”.

(XIV, 35, Tr 161)

=> Ví dụ này thì sau lời của chị (cô gái điếm) là “Ăn trên mồ hôi nớc mắt của ngời ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng đời, hen mấy cng” là lời của tác giả là “chị nói và ngả nghiêng cời, dờng nh chị thấy mình trả giá vậy cũng vừa” và tiếp đó lại là lời của chị “mà hên nghen, nhờ vậy mà gặp đợc mấy cng, đợc ở chung vầy, vui thiệt vui...”.

(77) - Dà, đêm nay nhiều gió thiệt - Dì vẹt mớ quần áo ngổn ngang trên cái sạp tre - Chị vô mui ngồi cho ấm, chờ bớt gió rồi đi, ngồi ngoài đó cảm sơng chết.

(XI, 35, Tr 128)

=> ở ví dụ này lời của dì Hai Giang là “dà, đêm nay nhiều gió thiệt”, sau đó là lời của tác giả “dì vẹt mớ quần áo ngổn ngang trên cái sạp tre”, tiếp đó lại là lời của dì Hai “chị vô mui ngồi cho ấm, chờ bớt gió rồi đi, ngồi ngoài đó cảm sơng chết”.

(78) - Anh Năm tần ngần hỏi, “Cô Xuyến có chuyện gì nói với tôi không” - Xuyến ngơ ngác một lát rồi cời: Dạ, anh đi mạnh giỏi”

(XII, 35, Tr 142)

=> ở ví dụ này sau lời thoại của anh Năm “cô Xuyến có chuyện gì nói với tôi không” là lời của tác giả “Xuyến ngơ ngác một lát rồi cời” sau cùng là lời của Xuyến “Dạ, anh đi mạnh giỏi”.

(79) Cố tơi tỉnh, ông hỏi ngay Con Nga lo cho anh bây xong cha? Mắc gì mà mày cời suốt từ ngoài đờng vào đây.

- Dạ, con Nga chối bay, con đâu có cời, tại ba má sanh cái miệng con vậy mà.

(II, 35, Tr 23)

=> ở ví dụ này sau lời của Nga “dạ” là lời của tác giả “con Nga chối bay” tiếp đó lại là lời của Nga “con đâu có cời, tại ba má sanh cái miệng con vậy mà”.

(80) - Già mà còn yêu.

- Mắc yêu thì yêu - Ông già cự lại, vẻ mặt sung sớng không giận gì ai - Bây thì biết gì, tình xa đó, mà, mình thơng ngời ta mà ngời ta đâu có thơng mình.

(VIII, 35, Tr 87)

=> Trong ví dụ này sau lời của ông Chín “mắc yêu thì yêu” là lời của tác giả “ông già cự lại, vẻ mặt sung sớng không giận gì ai”, sau đó lại là lời của

ông Chín “bây thì biết gì, tình xa đó, mà, mình thơng ngời ta mà ngời ta đâu có thơng mình”.

(81) Con Thủy nói:

- Anh Hiện gởi lời hỏi thăm chế. ổng hỏi em hoài hà, hỏi vậy chớ chế lúc nầy vui hông? Em nói em hỏng biết. Sao mà em thấy ông tội nghiệp thiệt. Phải ... - Con Thủy lúng túng dừng lại rồi thẹn thò nói tiếp- Phải chi có cái gì thờng đợc, mình thờng cho ổng.

(X, 35, Tr 118)

=> Ví dụ trên sau lời thoại của Thủy ‘‘Anh Hiện gởi lời hỏi thăm chế. ổng hỏi em hoài hà, hỏi vậy chớ chế lúc nầy vui hông? Em nói em hỏng biết. Sao mà em thấy ông tội nghiệp thiệt. Phải ’’ là lời của tác giả “… con Thủy lúng túng dừng lại rồi thẹn thò nói tiếp”, sau đó lại là lời của Thủy “phải chi có cái gì thờng đợc, mình thờng cho ổng”.

(82) Má tôi xua tay:

- ổng còn nguyên đó chớ có đi đâu, trớc không mất giờ còn sợ mất mát gì nữa, mà - giọng má chợt cay đắng - hồi đó giờ ổng có phải của tau đâu mà giữ.

(XI, 35, Tr 124)

=> ở ví dụ trên sau lời của nhân vật má “ổng còn nguyên đó chớ có đi đâu, trớc không mất giờ còn sợ mất mát gì nữa, mà” là lời của tác giả “giọng má chợt cay đắng”, sau đó lại là lời của nhân vật má “hồi đó giờ ổng có phải của tau đâu mà giữ”.

(83) Tôi hỏi, chị làm gì để bị đánh.

Chị cời, “làm đĩ”. Rồi có lẽ chị áy náy vì quá sỗ sàng với chúng tôi, chị vỗ đầu Điền “Chắc mấy cng không biết đâu ... ”

(XIV, 35, Tr 160)

=> ở ví dụ trên sau lời của chị (cô gái điếm) “ làm đĩ ” là lời của tác giả “rồi có lẽ chị áy náy vì quá sỗ sàng với chúng tôi, chị vỗ đầu Điền”, sau đó lại là lời của chị “Chắc mấy cng không biết đâu ...”.

- Các câu dẫn bị bớt bổng, định ngữ, trở thành một câu trúc ngắn gọn. Có khi trong câu dẫn ấy kèm cả chỉ cử chỉ, điệu bộ,... ngời thoại.

(84) Nhng ngời bán vải xăng xái, bảo Cô Hai cứ coi đi, không mua cũng đợc - rồi ông ta sửng sốt khi thấy má rạo rực khi ớm thử những khúc vải rạo rực lên ngời - Chèn ơi, coi nó bình thờng vậy mà khoác lên mình cô Hai sang qúa trời. Má tôi bỗng nhiên thắc thỏm:

- Dóc...

(XIV, 35, Tr 168)

=> ở ví dụ này sau lời thoại của ngời bán vải “nhng ngời bán vải xăng xái, bảo Cô Hai cứ coi đi, không mua cũng đợc” là lời của tác giả kèm với điệu bộ của ngời bán vải “rồi ông ta sửng sốt khi thấy má rạo rực khi ớm thử những khúc vải rạo rực lên ngời”, sau đó lại là lời của ngời bán vải “chèn ơi, coi nó bình thờng vậy mà khoác lên mình cô Hai sang qúa trời”.

(85) Hỏi sao kỳ vậy, má tôi kéo chéo khăn lên chậm chậm vô đôi mắt, ‘‘Bộ hết ngời rồi sao mà nội bây cới tao cho ổng, đó - bà chỉ tay ra bến - gần hết đời rồi tao có đợc vui đâu’’.

(XI, 35, Tr 122)

=> Trong ví dụ này sau lời của nhân vật má “bộ hết ngời rồi sao mà nội bây cới tao cho ổng, đó” là lời của tác giả kem theo cử chỉ, hành động của nhân vật má “bà chỉ tay ra bến”, sau đó lại là lời của nhân vật má “gần hết đời rồi tao có đợc vui đâu”.

(86) - ủa chồng chị đâu?

- Dà, - dì bối rối - ảnh ... đi xa lắm.

(XI, 35, Tr 129)

=> Ví dụ trên sau lời của dì Hai Giang “ dà” là lời của tác giả kèm theo cử chỉ của dì Hai “ dì bối rối”, tiếp đó lại là lời của dì Hai Giang “ảnh ... đi xa lắm”.

Ta thấy, trong các câu dẫn, tác giả nêu lên yếu tố cử chỉ, điệu bộ... của ngời hội thoại, các vấn đề đợc trình bày càng cụ thể, giúp ngời đọc hiểu đợc nội

dung lời thoại, không gây ra sự hiểu lầm, hiểu sai lạc thông tin. ít khi xuất hiện kiểu nh:

- Đợc rồi - Tôi trả lời (kiểu 1) mà thay vào đó ta thờng hay gặp kiểu nh: - Đợc rồi - Tôi gật đầu (kiểu 2)

Với kiểu 1, ta có dạng C + Động từ chỉ hành vi nói năng.

Với kiểu 2, ta có dạng C + Động từ biểu hiện cử chỉ, dáng điệu.

Nh vậy, kiểu 2 phần câu dẫn chứa lợng thông tin nhiều hơn kiểu 1, (kiểu 1 chỉ hành vi nói năng, kiểu 2 vừa biểu hiện dáng điệu, cử chỉ, ngời đọc vừa ngầm hiểu là tác giả chỉ luôn hành vi nói năng). Điều này cho câu dẫn trong trruyện ngắn Nguyễn Ngọc T đa dạng hơn, chứa lợng thông tin nhiều hơn.

Tiểu kết:

Ngôn ngữ hội thoại thông thờng cho phép sử dụng vốn từ ngữ và cấu trúc câu hết sức đa dạng, linh hoạt. Khi sáng tạo nên tác phẩm của mình, mỗi nhà văn tự lựa chọn cho nhân vật một hệ thống ngôn từ, một kiểu cấu trúc lời thoại riêng, sao cho phù hợp với đối tợng nội dung thể hiện và ý đồ sáng tạo của bản thân nhà văn. Có thể nói, việc xuất hiện thờng xuyên những yếu tố tình thái, những từ ngữ giàu chất phơng ngữ Nam Bộ về kiểu lời thoại ngắn, tỉnh lợc trong ngôn ngữ nhân vật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc T đã thể hiện đợc phần nào bức chân dung mang vẻ đẹp thời đại của các nhân vật ấy. Mặt khác, đó còn là nhân tố giúp ta hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc T - một nhà văn mà cá tính đợc thể hiện qua ngòi bút giản dị, mộc mạc mà chân thành.

Chơng 3

Đặc điểm nội dung lời thoại nhân vật trong Cánh đồng bất tận

Bàn về nội dung trong lời thoại nhân vật, tác giả Nguyễn Thái Hòa viết: “Nhiều khi không hội mà chỉ nghe các nhân vật đối đáp, ngời đọc cũng có thể hình dung khá đầy đủ về các nhân vật đó”. (Những vấn đề thi pháp của truyện). Hơn bất cứ thể loại nào, đối với tác phẩm truyện ngắn, nhận xét đó trở nên có lý bởi một lẽ trong truyện ngắn, nhân vật đợc xây dựng bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không bằng ngôn ngữ miêu tả. Qua 451 lời thoại đã thống kê, chúng tôi thấy lời thoại nhân vật trong Cánh đồng bất tận đã đề cập đến những nội dung sau đây :

Một phần của tài liệu Đặc điểm lời thoại nhân vật trong tập truyện cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w