Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng đến các thành phần khí xả (Trang 27 - 29)

Chẩn đoán kỹ thuật tiền hỏng hóc là công việc có vị trí rất quan trọng. Đây là công đoạn đầu tiên phục vụ cho việc tháo lắp, thay thế và điều chỉnh một cơ cấu, một hệ thống thậm chí toàn bộ động cơ để đạt lại những tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu. Với những ôtô đ−ợc trang bị những loại động cơ ngày càng hoàn thiện, phức tạp và đồng bộ với sự tham gia của hầu hết những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến nh− điều khiển điện tử, kỹ thuật tin học…, thì việc giám sát, chẩn đoán bằng các ph−ơng pháp truyền thống thông th−ờng là hết sức hạn chế và rất khó thực hiện. Ví dụ nh− việc kiểm tra bằng cách tháo các bộ phận, chi tiết nào đó rồi xác định các thông số sẽ làm sự ổn định của các mối ghép thay đổi, điều này làm xấu đi hiệu quả hoạt động của bộ phận, chi tiết đó. Chính vì thế nên khoa học chẩn đoán hiện đại đ−ợc đi cùng với những thiết bị chuyên dùng t−ơng ứng đ−ợc trang bị ở các x−ởng chuyên môn, đồng thời cũng xuất hiện ngày càng nhiều các thiết bị cầm tay nhỏ gọn, linh hoạt và tiên tiến. Mặt khác, trong điều kiện kỹ thuật ngày càng phát triển, những yêu cầu về đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sức khoẻ đời sống con ng−ời ngày càng đ−ợc coi trọng. Vấn đề môi tr−ờng và bảo vệ môi tr−ờng đang đ−ợc quan tâm và liên tục đ−ợc đề cập ở mọi khía cạnh của cuộc sống, nhất là đối với các ph−ơng tiện xe-máy tham gia giao thông. ở nhiều quốc gia đã có những bộ luật với những qui định bắt buộc về thành phần khí xả (nhất là những thành phần độc hại) của các xe đang l−u hành. Các khí CO, HC và

NOx trong khí xả ôtô (cùng với các khí xả ra từ các nhà máy) là nguồn lớn nhất tạo ra các chất ô nhiễm không khí. Khí xả ôtô gây ra những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở thành thị, nơi có mật độ ôtô rất cao. Điều này đã làm xuất hiện những thiết bị kiểm tra khí xả để đánh giá việc đáp ứng đ−ợc các đòi hỏi về môi tr−ờng [8].

Căn cứ vào những kết quả đã thu đ−ợc trong đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Tố Nh− [4]. Để thấy đ−ợc ảnh h−ởng của tải trọng đến các thành phần khí xả khi động cơ có các hỏng hóc điển hình, nhằm làm rõ hơn và so sánh với các thành phần khí xả khi động cơ làm việc ở chế độ chạy không. Cùng với thiết bị và điều kiện sẵn có tôi thực hiện đề tài: ‘Nghiên cứu ảnh hởng của tải trọng đến các thành phần khí xả”. Đề tài đ−ợc thực hiện với ph−ơng pháp thực nghiệm cộng với phân tích lý thuyết - tổng hợp, với mục tiêu cuối cùng là chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của động cơ dựa vào các số liệu về thành phần khí xả đo đ−ợc nhờ các thiết bị chuyên dùng hoặc đ−ợc cung cấp từ các hồ sơ kiểm định. Cụ thể là:

- Phân tích lý thuyết các yếu tố cơ bản ảnh h−ởng đến thành phần khí xả - Lựa chọn các ph−ơng án tạo tải trọng cho động cơ

- Tạo lập những h− hỏng điển hình rồi tiến hành thực nghiệm để xác định các thành phần khí xả t−ơng ứng với các h− hỏng ở các chế độ tải trọng khác nhau đặt lên động cơ.

- Tổng hợp, phân tích những số liệu có đ−ợc để có thể rút ra những kết luận cần thiết và những h−ớng nghiên cứu tiếp theo.

Với những khả năng có đ−ợc về thời gian, kinh phí và để tiện so sánh với kết quả thu đ−ợc trong tr−ờng hợp động cơ hoạt động không tải đã đ−ợc tác giả Phạm Tố Nh− công bố [4]. Đề tài đ−ợc tiến hành trên hai loại động cơ xăng của hãng TOYOTA đó là động cơ xăng sử dụng chế hoà khí 1RZ đặt trên xe TOYOTA HIACE đời 1998 và động cơ phun xăng điện tử EFI đặt trên TOYOTA CAMRY 2000.

Chơng 2. Phơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng đến các thành phần khí xả (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)