Ph−ơng pháp gia tốc

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng đến các thành phần khí xả (Trang 45 - 46)

Các thông số cơ bản để đánh giá một cách tổng hợp trạng thái kỹ thuật của động cơ nh− công suất, mô men quay trên trục khuỷu, chi phí nhiên liệu… có thể đ−ợc đánh giá có hiệu quả nhất trong điều kiện sử dụng nhờ ph−ơng pháp động lực học. Ph−ơng pháp này dựa trên sự phân tích của quá trình chuyển tiếp xảy ra trong động cơ khi tăng tốc tự do (không có tải trọng ngoài) có nghĩa là khi tác động kích thích tức thời làm tăng l−ợng cung cấp hỗn hợp hay nhiên liệu (qua b−ớm ga hay tay th−ớc nhiên liệu) đến giá trị cực đại. Công suất hiệu dụng và mô men quay của động cơ đ−ợc xác định theo giá trị gia tốc của quá trình tăng tốc tự do (tỷ lệ thuận với đạo hàm bậc nhất của vận tốc góc) [8].

J

dt

dω

= ZP (Mi1 - MM)

Trong đó: J - Mô men quán tính qui đổi của động cơ

dt

dω

- Gia tốc của trục khuỷu

ZP - Số xi lanh làm việc

Mi1 - Mô men chỉ thị của một xi lanh làm việc MM - Mô men hao tổn cơ học

Công suất của động cơ có thể xác định theo công thức:

Ne= J

dt

dω

. ω (Kw) Hoặc theo tần số quay của trục khuỷu n: Ne= J

dt dω . 974 n (Kw)

Nh− vậy, bằng ph−ơng pháp gia tốc ng−ời ta có thể tạo tải trọng cho động cơ trong khi không cần tải trọng ngoài. Trên các thiết bị chẩn đoán gia tốc hiện đại về nguyên lý cơ bản vẫn dựa trên cơ sở tạo tải trọng nhờ tăng vận tốc quay của động cơ và phân tích các thông tin nhận đ−ợc trong quá trình chuyển tiếp. Vì vậy trong luận văn này tôi áp dụng ph−ơng pháp gia tốc để tạo tải trọng cho động cơ chẩn đoán.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng đến các thành phần khí xả (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)