Ph−ơng pháp dùng bệ thử con lăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng đến các thành phần khí xả (Trang 43 - 45)

Để có thể xác định chính xác l−ợng khí thải độc hại từ một xe thải ra ng−ời ta tiến hành thử nghiệm xe trên một thiết bị kiểm tra khí xả trong những điều kiện nhất định. Thiết bị đ−ợc sử dụng phổ biến nhất là bộ phanh, con lăn. Nhờ các con lăn có thể mô phỏng ma sát mặt đ−ờng và lực cản gió t−ơng ứng với lực cản của các con lăn khi quay. Tải trọng trên bộ phanh đ−ợc tạo bởi các cơ cấu phanh cơ học (ma sát, thuỷ lực, dòng điện xoáy hoặc các cơ cấu phanh khác). Thông th−ờng cơ cấu phanh dòng điện

xoáy hay đ−ợc sử dụng hơn cả do đảm bảo tính ổn định cao ở đặc tính phanh và có khoảng điều chỉnh bình ổn rộng. Điều này rất quan trọng để xây dựng ch−ơng trình chế độ tải trọng. Để đo lực kéo trên bánh chủ động ôtô (công suất động cơ có tính đến hiệu suất truyền lực) các bộ phận phanh đ−ợc trang bị các bộ phận đo mô men kiểu con lắc, kiểu thuỷ lực, kiểu động cơ điện hoặc điện trở Tenzo. Trên các bàn điều khiển th−ờng bố trí các thiết bị chỉ thị kiểu kim chia theo KN, KW, Km/h và có thể có thêm thiết bị đo số để xác định chi phí nhiên liệu trên 1km đ−ờng chạy. Trong tr−ờng hợp có bàn điều khiển mô men phanh từ xa, chỉ cần một kỹ thuật viên cùng với ng−ời lái ôtô là có thể thực hiện đ−ợc công việc chẩn đoán. Trên một số bệ còn đ−ợc trang bị các cụm thiết bị xách tay, trong thời gian chẩn đoán có thể đặt vào cabin. Ngoài ra trên các bệ thử còn đ−ợc trang bị đồng bộ các quạt gió đặt tr−ớc két n−ớc để tăng c−ờng làm mát và cả các bộ phận để tách khí thải [8].

Hình 2.17 Giới thiệu một sơ đồ bệ thử kiểu phanh con lăn của Liên Xô cũ dùng để chẩn đoán ôtô tải nhẹ

21 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 4 7 5 6

Các con lăn chủ động 2 và 3 liên kết với bánh đà 1 và cơ cấu tạo tải 4. Cơ cấu tạo tải là một phanh dòng điện xoáy hai đĩa, có Stato đ−ợc treo cân bằng, tựa trên đầu đo lực bẩy qua tay đòn. Hệ thống đo tần số quay của con lăn trên bệ gồm các đầu đo tần số quay 5 và 6, bộ biến đổi tần số thành tín hiệu analog 8 và 9, bộ biến đổi chức năng 11 và một trong những thiết bị ở khối đo 19. Hệ thống đo mô men, ngoài đầu đo 7 còn có các bộ biến đổi tín hiệu chuẩn 10 và bộ biến đổi chức năng 13. Khối 17 thực hiện phép nhân hai tín hiệu analog - tần số quay và mô men để xác định công suất. Khối 14 để xác định thời gian khởi hành và đ−ờng chạy trong khoảng tốc độ đã cho. Hệ thống điều chỉnh tự động công suất gồm đầu đo 12 để đo tần số quay, đầu đo 16 để đo mô men, các bộ 15 và 18 dùng để điều chỉnh, sau đó nhờ khối chuyển mạch 20, bộ biến đổi thyristor 21 điều chỉnh dòng điện kích thích của phanh 4.

ở Liên Xô cũ đã chế tạo và vận hành các dạng bệ thử: 4817, 4819, các bệ mã K∏. Tại các n−ớc khác ng−ời ta sử dụng bệ thử của các hãng SAN (Mỹ), Kripton (Anh), HPA (Đan Mạch), Hofman và Bosch (Đức)

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của tải trọng đến các thành phần khí xả (Trang 43 - 45)