Khái quát về hành động hứa

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khuyên và hứa qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 30 - 34)

Quan hệ liên nhân giữa các vai giao tiếp trong hành động khuyên và hứa

2.1.2. Khái quát về hành động hứa

2.1.2.1. Khái niệm hành động hứa

Trớc hết, từ góc độ từ vựng, hứa đợc giải nghĩa là: “Nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình là sẽ làm điều gì mà ngời ấy đang quan tâm” [38, 608].

Từ góc độ lý thuyết hành động ngôn ngữ, hành động hứa đợc cả J.Austin và J.Searle thống nhất xếp vào nhóm những hành động cam kết (commisive). Nhóm hành động này gồm: cam đoan, hứa, thề, bảo lãnh, …

J.Austin (1962) cho rằng, nằm trong nhóm cam kết là những hành vi ràng buộc ngời nói vào một chuỗi những hành động nhất định.

Còn theo J.Searle, nhóm hành động cam kết có đặc điểm chung là:

- Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động trong tơng lai mà ngời nói bị ràng buộc.

- Hớng khớp ghép là hiện thực - lời. - Trạng thái tâm lí là ý định của ngời nói.

- Nội dung mệnh đề là hành động trong tơng lai của ngời nói.

Nh vậy, điểm thống nhất giữa J.Austin và J.Searle trong quan niệm về hành vi cam kết nói chung và hành vi hứa nói riêng là: ngời nói chịu trách nhiệm trớc ngời nghe về một hành vi trong tơng lai mà mình đã nêu ra trong phát ngôn.

Chúng tôi cho rằng, trong khi nói năng, ở những hoàn cảnh giao tiếp nhất định, một ngời nói trớc mặt ngời nghe đa ra một phát ngôn nhằm tự ràng buộc trách nhiệm của mình trớc ngời nghe về một hành động trong tơng lai mà mình nêu trong phát ngôn. Khi đó, ta nói ngời đó đã thực hiện một hành động hứa hẹn. Khi thực hiện hành động hứa, ngời nói không chỉ đặt mình vào sự ràng buộc về trách nhiệm, mà đã đồng thời đem đến cho ngời nghe một quyền lợi nhất định. Ví dụ, nếu một ngời bán hàng nói với khách mua một chiếc tivi của mình là: “Nếu có gì trục trặc, mời anh chị quay lại, em hứa sẽ bảo hành miễn phí” thì ngời đó đã đặt mình vào một sự ràng buộc phải bảo hành miễn phí cho ngời khách nọ nếu tivi chẳng may có gì đó hỏng hóc. Trái lại, sau này, ngời khách nọ đợc quyền đòi hỏi ngời bán hàng phải thực hiện điều mà anh ta đã hứa lúc giao hàng cho mình.

Trong cuộc sống, chắc chắn rằng không một ai trong chúng ta lại cha từng một lần thực hiện hành vi hứa. Hứa xuất hiện ở mọi nơi mọi lúc. Sự thực hiện hành vi hứa rất đa dạng: khi tờng minh, lúc hàm ẩn, bằng lời nói, bằng văn bản với nhiều mức độ khác nhau xét về hiệu lực ở lời. Đồng thời, cũng nh các hành vi ngôn ngữ khác, hứa cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố văn hóa và phép lịch sự. Chúng tôi sẽ đề cập đến những khía cạnh này trong các phần sau của luận văn.

2.1.2.2. Điều kiện thực hiện hành động hứa

Khi bàn đến điều kiện thực hiện hành động ở lời, J.Austin đã đa ra các “điều kiện may mắn”, còn J.Searle đa ra các “điều kiện thỏa mãn” gồm: điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản.

Trong bài báo của mình bàn về hành động ngôn ngữ, J.Searle đã đa ra một cách đầy đủ và cụ thể những điều kiện để thực hiện hành động hứa. Ông cho rằng, mỗi điều kiện là điều kiện cần thiết, còn tập hợp các điều kiện là điều kiện đủ để thực hiện hành vi hứa. Bộ điều kiện này gồm 9 điều kiện và đợc phát biểu nh sau.

Theo ông, ngời nói S phát ngôn câu T khi có mặt ngời nghe H, trong lời phát ngôn T, S chân thành hứa điều P cho H khi và chỉ khi nào:

1- Ngời nói có điều kiện xuất ngôn bình thờng và ngời nghe có điều kiện nhập ngôn bình thờng. Tức là ngời nói có khả năng nói cho ngời khác hiểu, ngời nghe có khả năng nghe và hiểu đúng câu nói của ngời khác.

2- S diễn đạt P trong phát ngôn T: Ngời nói diễn đạt điều hứa trong một phát ngôn cụ thể.

3- Khi diễn đạt P, S xác nhận hành động tơng lai A của S: Khi diễn đạt lời hứa trong phát ngôn, hành động có trong lời hứa phải đợc ngời nói chấp nhận và không thể là một hành động trong quá khứ.

4- H thích S thực hiện A hơn là không thực hiện A và S tin rằng H thích thực hiện A hơn là S không thực hiện A: Lời hứa là lời cam kết thực hiện một điều gì đó cho bạn, chứ không phải có hại cho bạn. Điều đợc hứa phải là điều ngời nghe muốn đợc thực hiện, hoặc là điều mà anh ta thấy là có lợi cho mình, hoặc là muốn nó xảy ra hơn là không xảy ra và ng… ời nói phải nhận thức đợc hoặc tin vào điều đó.

5- Cả S và H không chắc rằng S sẽ thực hiện A trong những tình huống bình thờng.

6- S có ý định thực hiện A

Ngời nói có ý định thực hiện hành động đợc hứa và tin rằng mình có thể thực hiện đợc hành động đó.

7- S nghĩ rằng phát ngôn T buộc anh ta có bổn phận phải thực hiện A. Lời hứa là sự cam kết về bổn phận phải thực hiện hành động đã đợc hứa. 8- S có ý định là phát ngôn T sẽ tạo cho H một niềm tin rằng những điều kiện (6) và (7) đợc thỏa mãn bằng cách chấp nhận ý định tạo ra niềm tin đó, và S có ý định rằng sự chấp nhận đợc đạt đến bằng cách ngời nghe chấp nhận câu ấy nh là một câu thờng đợc sử dụng theo quy ớc để tạo ra những niềm tin nh thế.

Ngời nói có ý định là phát ngôn T sẽ tạo cho ngời nghe có niềm tin về việc ngời nói có ý định và bổn phận thực hiện A bằng cách làm cho ngời nghe chấp nhận việc thực hiện A của ngời nói.

9- Những quy tắc ngữ nghĩa của phơng ngữ do S và H sử dụng là nh sau: T chỉ đợc phát ngôn đúng và chân thành khi và chỉ khi những điều kiện từ (1) - (8) đều hiện hữu.

Sau khi đã trình bày cụ thể 9 điều kiện trên, J.Searle đã khái quát thành 4 điều kiện thỏa mãn nh sau:

Điều kiện (2) và (3) là điều kiện nội dung mệnh đề Điều kiện (4) và (5) là điều kiện chuẩn bị

Điều kiện (6) là điều kiện chân thành

Điều kiện (7) là điều kiện căn bản [36, 96 - 101]. Theo [24] có các điều kiện sau:

a. Sự trải nghiệm của ngời nói: Ngời nói dựa vào những hiểu biết của mình về ngời nghe nên đa ra lời hứa: ngời nói thực hiện điều gì là tốt nhất đối với ngời nghe.

b. Nội dung và hiệu lực đối với ngời nghe: Ngời nói đa ra nội dung của lời là hứa, hiệu lực là ngời nghe hiểu, tin đó là thái độ chân thành của ngời nói.

c. Thái độ và sự phản ứng của ngời nghe: Ngời nghe thấy đẹp lòng [24, 109].

Còn theo chúng tôi, cần có các điều kiện để thực hiện hành động hứa nh sau:

1. Hành động hứa phải đợc thực hiện trong một cuộc thoại có ngời nói và ngời nghe, nếu ngời nghe không có mặt trực tiếp thì cũng phải hớng đến ngời nghe.

2. Hành động đợc nêu trong lời hứa phải là hành động trong tơng lai và có lợi cho ngời nghe.

4. Về thái độ: Ngời nói có thái độ chân thành và có ý định thực sự sẽ thực hiện hành động A.

5. Ngời nghe mong muốn ngời nói thực hiện hành động hứa hơn là không thực hiện.

Từ những điều kiện cụ thể để thực hiện hai hành động trên, chúng tôi thấy điểm khác nhau giữa hai hành động này là: Hành động khuyên là hành động mà trách nhiệm thực hiện hành động trong tơng lai thuộc về ngời nghe, việc có thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của ngời nghe mà ngời nói không hề bị đánh giá về danh dự Khi thực hiện hành động

khuyên, ngời nói phải xuất phát từ sự thành tâm, mức độ hiểu biết cảnh ngộ của ngời nghe mới có lời khuyên đúng. Điều này sẽ tạo lòng biết ơn của ngời nghe đối với ngời nói. Còn với hành động hứa, thì trách nhiệm thực hiện hành động trong tơng lai lại thuộc về ngời nói, ngời nói phải cố gắng thực hiện bằng đợc điều đã hứa, nếu không sẽ bị mất danh dự, mất lòng tin ở ngời nghe, sẽ bị sự chê bai của xã hội.

Một phần của tài liệu Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động khuyên và hứa qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w