Rối loạn cân bằng toan kiềm

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 53)

III. Rối loạn thăng bằng điện giả

Rối loạn cân bằng toan kiềm

Mục tiêu học tập:

1. Nêu được các rối loạn cân bằng kiềm toan.

2. Chẩn đoán được các rối loạn cân bằng kiềm toan.

3. Trình bày được hướng xử trí các rối loạn thăng bằng kiềm toan.

I. Đại cương

Hầu như mọi phản ứng sinh hoá trong cơ thể đều phụ thuộc vào sự duy trì nồng độ ion H+

ở trạng thái sinh lý và được điều chỉnh chặt chẽ để tránh gây rối loạn chức năng các cơ quan. Điều chỉnh chính xác nồng độ ion H+

là cần thiết bởi vì hoạt động của toàn bộ các hệ thống enzyme trong cơ thể đều bị tác động của nồng độ ion H+

.

Điều hoà cân bằng toan-kiềm chính là điều hoà nồng độ của ion H+

([H+]) trong các dịch của cơ thể. Những thay đổi nồng độ ion H+

dù rất nhỏ so với bình thường cũng đủ gây ra những biến đổi lớn của các phản ứng bên trong tế bào: Một số phản ứng bị kích thích, một số phản ứng bị ức chế. Vì vậy điều hoà nồng độ H+

là một trong những khía cạnh cơ bản của hằng định nội môi. Thừa [H+] gây toan làm bệnh nhân bị hôn mê và chết. Thiếu [H+] gây ra kiềm và bệnh nhân có thể chết trong các cơn co giật.

Bình thường nồng độ H+ở dịch ngoại bào khoảng 4 x 10-8Eq/l tương đương 40nmol/l (40nEq/l).

Sự biểu thị của [H+] bằng các giá trị của nó như thế không tiện lợi. Vì vậy người ta dùng khái niệm pH để thay thế:

Hoặc pH = - log[H+]

Theo công thức này cho ta thấy khi nồng độ ion H+

cao thì pH thấp và gây nhiễm toan, ngược lại khi nồng độ ion H+ thấp thì pH cao và gây nhiễm kiềm. Sự điều chỉnh pH được thực hiện bởi các thành phần sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 53)