Các hình thái ngừng tuần hoàn

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 63 - 65)

1.Vô tâm thu

Hay gặp ở các trường hợp ngừng tuần hoàn trong phòng mổ và phòng hồi sức sau mổ. Trên điện tim chỉ thấy một đường thẳng, không thấy phức bộ QRS.

2. Rung thất

Hay gặp ở các trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp. Hay xảy ra ở phòng hồi sức tim mạch. Trên điện tim chỉ thấy sóng thất không đều (rung thất).

3. Phân ly điện cơ

Trường hợp này do cung lượng tim quá thấp, không bảo đảm duy trì tuần hoàn cho các cơ quan quan trọng. Nguyên nhân thường do thiếu oxy kéo dài, rối loạn nhịp tim, sốc tim nặng. Trên điện tim các sóng còn nhưng biên độ thấp hoặc có nhịp thất thưa ở những trường hợp đang hấp hối.

V. Xử trí

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là một cấp cứu khẩn cấp nhất, không nên tìm đủ mọi triệu chứng để xác định chắc chắn chẩn đoán mà cần phải tiến hành ngay cấp cứu không để chậm trễ, vì thời gian tính từng giây.

Tùy theo từng hoàn cảnh, cấp cứu ngừng tuần hoàn-hô hấp bao gồm các bước như sau:

1. Xử trí cấp cứu

Sau khi đã lay gọi mà bệnh nhân vẫn không tỉnh, người cứu chữa gọi to đê ø nhờ người hỗ trợ, sau đó đặt bệnh nhân nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng và tiến hành lần lượt 3 bước sau đây:

1.1. Khai thông đường thở (airway control)

Khi bị ngừng tuần hoàn bệnh nhân thường kèm theo mất tri giác gây giảm trương lực các cơ vùng cổ và lưỡi, làm lưỡi tụt ra phía sau gây tắt đường thở. Có 3 cách để giải phóng đường thở:

- Ngửa đầu-nâng cằm: Người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân, đặt một tay lên trán bệnh nhân đè mạnh để làm ngửa đầu bệnh nhân ra phía sau, dùng một ngón tay của bàn khác để kéo cằm ra phía trước.

- Ngửa đầu-nâng cổ: Đặt một tay lên trán bệnh nhân đè mạnh ra sau, tay còn lại để dưới cổ bệnh nhân nâng lên phía trên.

- Ngửa đầu-đẩy cằm: Đặt hai bàn tay vào hai bên đầu của bệnh nhân, ôm lấy góc hàm dưới và nâng lên với hai bàn tay để di chuyển hàm dưới ra trước đồng thời đẩy đầu ra sau, cùi tay người cấp cứu dựa lên mặt phẳng bệnh nhân đang nằm, các ngón cái tì vào hàm dưới ở khóe miệng. Dùng ngón tay trỏ luồn vào trong miệng, móc bỏ dị vật trong miệng nạn nhân ra ngoài (kể cả răng giả).

Hình 7.2. Khai thông đường thở bằng cách ngửa đầu- đẩy cằm

Khi nghi ngờ bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới lên, tránh di chuyển cổ nhiều có thể gây tổn thương tuỷ cổ.

Hình 7.3. Dùng tay nâng hàm dưới

+ Nếu có dị vật nằm sâu trong hầu họng mà không móc bỏ được thì có thể làm thủ thuật Heilmlich. Thủ thuật có thể được thực hiện cho bệnh nhân ở tư thế đứng hay nằm. Với trẻ nhỏ, có thể cho trẻ nằm sấp và vỗ mạnh vào lưng.

1.2. Hô hấp nhân tạo

Sau khi đã khai thông đường thở, cần phải kiểm tra xem bệnh nhân có thở không bằng cách nhìn lồng ngực bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không thở tiến hành ngay hô hấp nhân tạo. Phương pháp hô hấp nhân tạo trong cấp cứu ban đầu ngoài bệnh viện thường được sử dụng phổ biến là hà hơi thổi ngạt kiểu miệng - miệng hay miệng -mũi. Cách thực hiện như sau:

- Hô hấp nhân tạo kiểu miệng - miệng: Đặt lòng bàn tay lên trán bệnh nhân và đẩy đầu ngửa ra sau, dùng ngón tay cái và ngón trỏ để bịt mũi bệnh nhân khi thổi hơi. Sau khi hít vào sâu, người cấp cứu lấy miệng của mình ngậm kín toàn bộ miệng bệnh nhân và thổi mạnh hai hơi (mỗi hơi kéo dài 1,5-2giây), sau đó thổi với nhịp khoảng 10-12 lần/ phút.

- Hô hấp nhân tạo kiểu miệng - mũi: Một tay khép miệng bệnh nhân lại, một tay giữ cho đầu ngửa ra sau, người cấp cứu dùng miệng của mình ngậm vào mũi bệnh nhân và thổi.

Khi đã thực hiện các cách trên, mà vẫn không thấy ngực bệnh nhân phồng lên khi thổi thì phải nghĩ có cản trở trong đường thở hoặc do áp lực thổi không đủ cần phải kiểm tra lại đường thở và thực hiện đúng kỹ thuật.

Hình 7.5. Hô hấp nhân tạo kiểu miệng- miệng (trái) và kiểu miệng - mũi (phải)

Nếu hoàn cảnh cấp cứu xảy ra trong bệnh viện hay ở nơi có trang bị các phương tiện hô hấp nhân tạo có thể dùng các phương tiện sau đây trong cấp cứu:

- Các ống kiểu Guedel, Brook. - Ống có van như Godel. - Mặt nạ (mask)

- Bóng cao su tự phồng kiểu Ambu có thể gắn với các ống hoặc mặt nạ trên để thông khí. Ưu điểm của các phương tiện này:

- Chỉ dùng tay bóp bóng, nên đỡ mệt.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người cứu chữa và nạn nhân - Dễ dàng vừa hô hấp nhân tạo vừa di chuyển bệnh nhân. - Có thể cung cấp thêm oxy trong khi thông khí.

Sau cấp cứu vài phút ban đầu nên tiến hành đặt nội khí quản (NKQ) để tiếp tục hô hấp nhân tạo, đặt NKQ và hô hấp nhân tạo là phương tiện hô hấp hiệu quả nhất trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên người thực hiện thủ thuật đặt nội khí quản phải thành thạo, tránh thực hiện lâu gây thiếu oxy làm cho tình trạng bệnh nhân càng nặng thêm.

1.3. Cấp cứu tuần hoàn (Circulation)

Cấp cứu tuần hoàn bằng cách hoặc là bóp tim ngoài lồng ngực hoặc là bóp tim trong lồng ngực hay bóp tim qua cơ hoành (nếu đang phẫu thuật ở tầng trên ổ phúc mạc).

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 63 - 65)