1. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là các dấu hiệu về tim mạch, da và niêm mạc, hô hấp và tiêu hóa. Chúng chỉ xảy ra vài phút sau khi dùng thuốc (uống, bôi, tiêm bắp, tĩnh mạch). Nhưng chúng có thể xuất hiện muộn sau khi dùng hay trong quá trình gây mê nếu bệnh nhân đang được phẫu thuật.
1.1. Triệu chứng nhẹ - Cảm giác mệt mỏi - Chẹn sau xương ức - Ù tai - Buồn nôn - Khó thở - Nhịp tim nhanh - Hạ huyết áp nhẹ.
Ở bệnh nhân khi đã mê thì không còn dấu hiệu này, chỉ trừ dấu hiệu tim mạch. 1.2. Các triệu chứng nặng TB ưa kiềm hoặc dưỡng bào Tiểu cầu Đại thực bào SRSA
Yếu tố hoạt hoá TC
Thuốc, một số chất tác dụng trực
1.2.1. Triệu chứng da và niêm mạc
Có ở 80% các bệnh nhân thường gặp đầu tiên, dấu hiệu nổi mẫn bắt đầu ở vùng ngực, cổ, đầu rồi lan ra toàn thân.
1.2.2. Triệu chứng tim mạch
Đây là các dấu hiệu chính và thường gặp ở tất cả các bệnh nhân. - Nhịp tim nhanh >120 lần/phút
- Thường kèm theo tụt huyết áp, xảy ra chỉ vài phút sau khi tiêm thuốc ở người bệnh khỏe mạnh.
- Tụt huyết áp nặng có thể gặp ở các bệnh nhân này đặc biệt là các bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế bêta hoặc gây tê vùng.
- Ngoại tâm thu nhiều ổ hoặc có triệu chứng của thiếu máu cơ tim, đặc biệt các bệnh nhân có bệnh tim từ trước.
- Rất hiếm khi gặp ngừng tim, thường xảy ra ngừng tim thứ phát sau thiếu oxy do sốc kéo dài mà không được điều trị hoặc do co thắt phế quản nặng.
1.2.3. Triệu chứng về hô hấp
- Co thắt phế quản: Các bệnh nhân thường được biểu hiện bằng triệu chứng ho khi đang tiêm thuốc, thở nhanh, tăng tiết đờm dãi. Thông khí bằng mặt nạ (mask) hoặc qua nội khí quản khó khăn, thậm chí không thể hô hấp được khi có co thắt nặng, nếu bệnh nhân đang thở máy có thể thấy áp lực đường thở tăng cao hoặc bệnh nhân thở chống máy và tím tái.
- Phù phổi: sẽ dẫn đến hội chứng suy hô hấp cấp, có thể là do hậu quả của suy cơ tim hoặc sốc nặng.
1.2.4. Triệu chứng thần kinh
Do hậu quả thiếu oxy não, có thể gây: - Phù não
- Đau đầu - Co giật
- Hôn mê hoặc hội chứng ngoại tháp. 1.2.5. Triệu chứng tiêu hóa
Trong quá trình xảy ra sốc có thể gây đau bụng, nôn hoặc ỉa chảy.
2. Triệu chứng cận lâm sàng (sinh hóa)
2.1. Histamin huyết tương
Định lượng histamin huyết tương ít khi tăng nếu chỉ có dấu hiệu về da và niêm mạc. Nhưng khi có hạ huyết áp nhiều thì histamin trong máu tăng cao. Thực tế histamin được giải phóng nhiều nhất từ 2-4phút sau khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch.
2.2. Catecholamine trong máu
Nồng độ catecholamine trong máu tăng cao khi có sốc phản vệ.
Nồng độ adrenaline đạt tối đa trong phút đầu, noradrenaline đạt tối đa ở phút thứ 3. 2.3. Định lượng men tryptase
Là men chứa trong các dưỡng bào (mastocyte) được giải phóng trong khi xảy ra phản ứng, đậm độ tối đa đạt được trong huyết tương từ 1-2 giờ sau khi bắt đầu phản ứng miễn dịch, giảm hết sau 8-10 giờ.
Định lượng methylhistamine: Là sản phẩm chuyển hóa của histamin, được thải qua đường nước tiểu, nó chứng tỏ có sự tăng giải phóng histamin. Thường tiến hành xét nghiệm vào 4-6 tuần sau khi xảy ra sốc, được thực hiện bởi các nhà miễn dịch học.
Ngoài ra người ta dựa vào các hồ sơ bệnh án để thử nghiệm các chất nghi là yếu tố gây dị ứng thông qua các test bì hoặc phản ứng trong da và các kháng thể đặc hiệu.
VI. Điều trị
Cần phải bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt khi phát hiện các triệu chứng lâm sàng. Mục đích điều trị là phòng ngừa thiếu oxy não và tim, do sốc gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch làm thiếu khối lượng tuần hoàn và co thắt phế quản.
Vì vậy, cơ sở xử trí cấp cứu là:
Adrenalin + Oxy + Bù dịch
Điều trị sốc phản vệ theo các bước sau:
1. Xử trí ngay tại chỗ (xử trí cấp cứu)
- Ngừng ngay các thuốc đang sử dụng khi nghi ngờ là nguyên nhân gây sốc phản vệ (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi) hoặc thay ngay găng, các dụng cụ dùng cho bệnh nhân có latex hay kể cả vật liệu không có latex.
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ. - Đảm bảo đường thở thông thoáng.
- Thuốc: Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
- Adrenalin dung dịch 1/1.000, ống 1ml=1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:
+ 1/2 -1 ống ở người lớn.
+ Không quá 0,3ml ở trẻ em (ống 1ml (1mg) + 9ml nước cất =10ml sau đó tiêm 0,1ml/kg) + Hoặc adrenaline 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn
- Tiếp tục tiêm liều như trên 10-15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. - Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15phút/lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
2. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau
2.1. Xử trí suy hô hấp
Tuỳ theo tuyến và mức độ khó thở có thể sử dụng các biện pháp sau: - Thở oxy mũi, thổi ngạt.
- Bóp bóng Ambu có oxy.
- Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo. - Mở khí quản nếu có phù thanh môn. - Truyền tĩnh mạch chậm:
+ Aminophylline 1mg/kg/giờ hoặc terbutaline 0,2microgam/kg/phút.
+ Có thể dùng: Terbutaline 0,5mg, 1ống dưới da ở người lớn và 0,2mg/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6-8giờ nếu không đở khó thở.
- Xịt họng terbutaline, salbutamol mỗi lần 4-5 nhát bóp, 4-5 lần trong ngày. 2.2. Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch
Truyền adrenaline để duy trì huyết áp, bắt đầu bằng 0,1microgam/kg/phút, điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).
2.3. Các thuốc khác
- Methylprednisolone 1-2mg/kg/4giờ hoặc hydrocortisone hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở).
Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5lần).
- Natriclorua 0,9% 1-2lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em. - Diphenhydramine 1-2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.
2.4. Điều trị phối hợp
- Uống than hoạt 1g/kg nếu nguyên nhân là kháng nguyên từ đường tiêu hoá. - Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
3. Đối với một số trường hợp đặc biệt
- Bệnh nhân suy mạch vành: Khi sử dụng adrenalin cần thận trọng và phải theo dõi sát về tim mạch.
- Đối với bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc chẹn beta, adrenalin không có hiệu quả trong trường hợp này cần phải tăng liều adrenalin, có thể sử dụng atropine liều cao 1-2mg tĩnh mạch và glucagon 1-5mg tĩnh mạch kết hợp với bù khối lượng tuần hoàn và mặc quần chống sốc.