Khi một bệnh nhân bị sốc đến người thầy thuốc cần làm những việc tuần tự như sau: - Ghi mạch, nhịp thở và huyết áp động mạch.
- Lấy máu tĩnh mạch để thử hématocrite, huyết cầu tố, làm nhóm máu và máu chéo. Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp (Trend1enburg).
- Đặt một catheter lớn (15-18mm) vào tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh mạch dưới đòn để đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) và bù dịch, máu.
- Theo dõi lượng nước tiểu.
- Lấy máu động mạch để đo pH, PaO2 , PaCO2 đối với những trường hợp sốc nặng.
- Ghi vào bảng theo dõi các dấu hiệu của bênh nhân: Huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung ương, nhịp thở, nước tiểu, những dấu hiệu thay đổi về lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cũng như các phương pháp điều trị.
- Thăm khám bệnh nhân toàn diện, thống kê các thương tổn (trong sốc chấn thương, mất máu) và lập kế hoạch điều trị.
- Bảo đảm hô hấp, tuần hoàn tốt, thận hoạt động tốt, theo dõi lượng nước tiểu hàng giờ. - Chống đau tích cực.
- Chống nhiễm khuẩn có hiệu quả.
- Điều chỉnh các rối loạn kiềm toan và đông máu. - Giải quyết nguyên nhân gây sốc.
Câu hỏi đánh giá
1. Định nghĩa của Lillehei và Hardaway biểu thị chính của sốc là:
A. Sốc là tình trạng suy sụp tuần hoàn, kéo dài sau chấn thương và mổ xẻ lớn B. Suy sụp toàn thân mà biểu hiện rỏ nét là suy sụp tuần hoàn
C. Tình trạng lưu lượng tim thấp
D. Không cung cấp đầy đủ nhu cầu oxy cho cơ thể E. Chọn b, d
2. Theo H. Swan sốc mất máu sẽ xuất hiện khi: A. Mất 15-20% thể tích máu
B. Mất 20- 30% thể tích máu C. Mất > 30% --
D. Mất > 50% -- E. Mất > 70% --
3. Phản ứng vi tuần hoàn trong giai đoạn đầu của sốc biểu hiện: A. Các động, tĩnh mạch nhỏ mở rộng
B. Các cơ tròn trước và sau mao mạch mở rộng C. Các ống sau động mạch và shunt co thắt D. A, B, C đúng
E. A, B, C sai
4. Trong sốc suy hô hấp hay xảy ra do: A. Tràn khí màng phổi B. Tràn dịch màng phổi C. Tắc mạch máu phổi D. Phổi sốc
E. C, D đúng
5. Khi nghiên cứu người ta nhận thấy trong giai đoạn đầu của sốc thường biểu hiện: A. Lưu lượng tâm thu giảm ,do máu về tim giảm
B. Lưu lượng tim vẩn giữ được do cơ chế bù trừ C. Khi sốc càng nặng thì lưu lượng tim giảm nhiều D. A đúng, B, C sai
E. Cả A, B, C đều đúng
6. Tuần hoàn não chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh thực vật và chịu tác dụng trực tiếp của: A. PaO2
B. PaCO2
C. pH máu D. Dự trử kiềm E. pH và PaO2
7. Máu lên não và giữ lại càng nhiều khi: A. PaCO2 thấp
B. PaO2 thấp C. PaCO2 cao D. PaO2 ca
E. PaO2 thấp, PaCO2 cao
8. Lưu lượng vành sẽ tăng lên khi bị sốc có thể đạt được : A. 400ml/phút
B. 600ml/phut C. 800ml/phút D.1000ml/phút
E. 1200ml/phút
9. Phản ứng của vi tuần hoàn trong giai đoạn huyết cầu biểu hiện là: A. Tuần hoàn chậm lại do co mạch
B. Các tiểu cầu tách rời
C. Hiện tượng sludge xảy ra do các tế bào máu kết dính D. Hồng cầu vẫn vận chuyển bình thường và đi song song E. Tiểu cầu và hồng cầu xuyên mạch
10. Triệu chứng lâm sàng giai đoạn đầu của sốc bao gồm: A. Bệnh nhân nằm yên
B. Phản xạ giảm đặc biệt phản xạ đồng tử C. Nhiệt độ thường giảm
D. Tần sô hô hấp và nhịp tim tăng E. Không thấy các dấu hiệu trên
11. Triệu chứng lâm sàng giai đoạn muộn của sốc: A. Thường được phát hiện sớm
B. Khó phát hiện
C. Phát hiện được khi có ngay nơi xảy ra tai nạn D. Thường kín đáo
E. Thường rất rầm rộ nên dể chẩn đoán
12. Biểu hiện lâm sàng của sốc ở thời gian muộn thường hay gặp:
A. Huyết áp động mạch thấp, huyết áp tĩnh mạch trung ương không thay đổi B. Huyết áp động mạch thấp, huyết áp tĩnh mạch trung ương tăng
C. Huyết áp tĩnh mạch trung ương giảm, huyết áp động mạch giảm
D. Huyết áp động mạch giảm, huyết áp tĩnh mạch trung ương tăng khi có suy tim E. Có thể xảy ra hoặc C hoặc D
13. Trong sốc lưu lượng máu qua gan giảm do: A. Khi sốc gan sản xuất ra chất co mạch
B. Tế bào Kupffer tăng nhạy cảm, gây trở ngai tuần hoàn C. Do gan sản xuất các chất giãn mạch.
D. Câu A, B đúng E. Câu A, B, C sai
14. Khi bị sốc do rối loạn chuyển hoá nên: A. Gây rối loạn tuần hoàn sớm B. Thường gây toan chuyển hoá C. Thường gây kiềm chuyển hoá D. Thường gây rối loạn vi tuần hoàn E. Chỉ gây rối loạn chuyển hoá đường 15. Nguyên tắc chung điều trị sốc:
A. Khi tiếp nhận bệnh nhân ghi vào bảng theo dỏi : Huyết áp động mạch, CVP, nhịp thở, nước tiểu dựa vào đó mà hồi sức
B. Hồi sức hô hấp tuần hoàn là chủ yếu
C. Bảo đảm thận hoạt động tốt, chống đau, chống nhiểm khuẩn có hiệu quả D. Câu A và B
E. Câu A và C
Danh mục sách tham khảo
1. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 1, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.
2. Alan R. Aitken., David J. Rowbotham (2001). Textbook of Anaesthesia, Churchill Livingstone, UK.
3. Edward Morgan G. (2002). Clinical Anesthesioloy, McGraw-Hill, USA
4. Fancis Bonnet (1998). Le livre de l’interne, Anesthésiologie, Flammarion Médecine- Sciences, France.
5. La collection de SFAR (2003). Elsevier.
6. Mark C. Rogers, Jone H. Tinker (1993). Principles and Practice of Anesthesiology, Vol 1, USA.
7. Miller R. D (2005). Miller 's Anesthesia, Vol 1, Esevier Churchill Livingstone, USA 8. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill Livingstone. 9. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology.
Volume I, II
10. Viars. P (1994). Anesthesie-Reanimation-Urgences, Tome I, II, III. Universite Paris VI - Medecins du Monde. Website: http://www.ykhoa.net http://www.anaesthesiologists.org, http://www.anesthesianow.com http://www.who.int/hinari http://www.anesthetist.org http://www.ebook.edu.vn http://www.elsevier.com
Liệu pháp oxy
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được các tính chất cơ bản của oxy, phân loại thiếu oxy và chỉ định sử dụng liệu pháp oxy.
2. Nêu ra được nguyên tắc khi sử dụng các phương tiện cung cấp oxy và các biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng các phương tiện trong liệu pháp oxy.
3. Thực hiện được một số phương pháp cho bệnh nhân thở oxy thường dùng.
I. Đại cương
Năm 1727 Stephen Hale điều chế được oxy. Năm 1777 Priestly khám phá ra oxy và nhận ra tầm quan trọng của nó. Năm 1780 - 1789 Lavoisier và cộng sự đã chứng minh được rằng oxy được hấp thu qua phổi, chuyển hoá trong cơ thể và thải ra ngoài thành CO2 và H2O. Từ đó giá trị của oxy trong điều trị tăng dần và những phương pháp sử dụng liệu pháp oxy ngày càng cải tiến. Sử dụng liệu pháp oxy là một công việc hết sức thông thường mà người thầy thuốc cần làm ở mọi tuyến cũng như mọi trường hợp có suy hô hấp. Để liệu pháp oxy đem lại hiệu quả cần nắm rõ tính chất vật lý, dược lý của khí oxy, những chỉ định và những nguy hiểm khi sử dụng liệu pháp này.