1. Sốc cương
- Sốc cương còn gọi là sốc tiên phát, xuất hiện trong một thời gian ngắn, kéo dài trung bình 10-15phút nhưng cũng có trường hợp kéo dài hàng giờ. Sốc cương thường gặp ở tuyến trước hoặc nơi cấp cứu đầu tiên. Các triệu chứng thể hiện sự kích thích các hoạt động sinh lý của cơ thể.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Bệnh nhân ở trạng thái kích thích, vật vã, giãy giụa, có khi nói nhiều nhưng vẫn tỉnh táo. + Có khi ra mồ hôi, mặt nhợt nhạt, hơi đỏ hồng.
+ Tăng phản xạ, đặc biệt là phản xạ đồng tử nhạy với ánh sáng. + Tăng trương lực cơ.
+ Tăng huyết áp động mạch cả tối đa lẫn tối thiểu thường vào khoảng 140/90mmHg có khi đến 200/140mmHg. Tăng huyết áp tĩnh mạch 4- 6 lần so với bình thường.
+ Mạch nhanh có khi đến 140-150lần/phút, bắt thấy nảy. + Tăng tần số hô hấp.
+ Nhiệt độ bình thường nhưng có khi tăng nhẹ hoặc giảm nhẹ. 2. Sốc nhược
- Còn gọi là sốc thứ phát, có thể xuất hiện sau sốc cương nhưng có khi xuất hiện ngay từ đầu. - Khám thấy: Huyết áp động mạch (HAĐM) thấp và kẹp.
- Áp tĩnh mạch trung ương thấp.
- Bệnh nhân nhợt nhạt và lạnh. Khi sờ vào mũi thấy lạnh rõ hơn. Đây là dấu hiệu đơn giản để phát hiện sốc. Bệnh nhân nằm yên, lờ đờ, thờ ơ với xung quanh.
- Tuần hoàn vi huyết quản bị rối loạn (làm dấu hiệu bấm ở ngón tay). - Căn cứ vào HAĐM có thể chia sốc thành 3 mức độ:
+ Nhẹ: HA tối đa 100-80mmHg + Vừa: HA tối đa 80-40 mmHg + Nặng: HA tối đa dưới 40mmHg.
- Việc đánh giá nặng nhẹ còn phù thuộc vào huyết áp tối thiểu, theo thương tổn và tình trạng của tim. Hiện nay nhiều tác giả không phân chia thành sốc cương và sốc nhược vì cách phân loại này không hợp lý. Có một cách phân chia khác gọi là sốc còn bù và sốc mất bù hoặc sốc hồi phục và sốc không hồi phục.