tay trái ép tim vào xương ức qua cơ hoành trái. Cách này thường ít có hiệu quả.
2. Điều trị thực thụ
2.1. Hô hấp nhân tạo
Để sự thông khí có hiệu quả hơn, đồng thời tránh làm căng dạ dày và trào ngược cần tiến hành đặt ống nội khí quản và cung cấp oxy 100%.
2.2. Đường truyền tĩnh mạch
Làm ngay một đường truyền để tiêm thuốc. Trong lúc chờ đợi, có thể bơm một số thuốc qua ống nội khí quản như adrenaline, lidocaine, atropine. Liều lượng thường gấp 2 hay 3 lần liều tiêm tĩnh mạch và pha loãng với nước cất cho đủ 10ml. Ngày nay người ta không bơm thuốc vào buồng tim vì có thể gây ra nhiều biến chứng như tràn máu màng tim, tràn khí màng phổi, thương tổn động mạch vành, trừ trường hợp bóp tim trong lồng ngực.
2.3. Các loại thuốc chính
- Adrenaline: Có tác dụng tăng cường co bóp tim và co mạch, nhằm dồn máu lên não và cơ tim. Liều 0,02 mg/kg hoặc 1mg tiêm tĩnh mạch mỗi 3-5 phút cho đến khi tim đập trở lại.
- Natri bicarbonat: Chỉ dùng khi bệnh nhân bị ngừng tim kéo dài (>10 phút) hoặc trước đó bệûnh nhân bị toan chuyển hóa nặng, liều dùng 1mEq/kg mỗi 10 phút.
- Canxi: Trước đây thường được dùng để điều trị vô tâm thu và phân ly điện cơ. Ngày nay chỉ sử dụng khi kali máu tăng, canxi máu hạ (ví dụ truyền máu số lượng lớn). Liều 2-4 mg/kg nếu cần có thể lập lại mỗi 10 phút.
- Atropine: Điều trị nhịp xoang chậm, vô tâm thu hay phân ly điện cơ. Liều 1mg tĩnh mạch, lập lại mỗi 3-5 phút.
- Lidocaine: Sử dụng khi có nhịp nhanh thất và rung thất không đáp ứng với sốc điện và adrenaline. Liều 1-1,5 mg/kg sau đó 0,5 mg/kg mỗi 10 phút.
- Dịch truyền: Trong cấp cứu tuần hoàn-hô hấp, dịch truyền chỉ có mục đích để vận chuyển thuốc vì vậy dung dịch thường dùng là dung dịch NaCl 0,9% hay Ringer lactat, trừ trường hợp ngừng tuần hoàn-hô hấp do thiếu khối lượng tuần hoàn hay mất máu cấp như sốc chấn thương-mất máu, xuất huyết tiêu hóa..., cần truyền máu, dịch keo, dịch tinh thể ưu trương.
2.4. Chống rung tim
Nhằm khử cực toàn bộ khối cơ thất bằng một dòng điện mạnh trong một thời gian ngắn, sau đó do hệ thần kinh tự động của tim điều khiển để cho tim hoạt động được trở lại. Chống rung chỉ có kết quả khi các thớ cơ khỏe (chứng tỏ cơ tim được cung cấp đầy đủ oxy) và các kích thích ngoại lai đã được ức chế. Thực hiện chống rung bằng 2 cách: gián tiếp (ngoài lồng ngực) và trực tiếp (trong lồng ngực):
- Chống rung gián tiếp: Đặt điện cực ngay trên thành ngực đã bôi chất dẫn điện, 1 cực đặt ở khoang gian sườn 2 phải, sát xương ức, 1 cực đặt ở khoang gian sườn 5 trên đường trung đòn (có thể để một điện cực sau lưng và một điện cực trên tim), dùng dòng điện một chiều với cường độ 200-400w/giây trong 0,2-0,4% giây. Chống rung được thực hiện khi loại bỏ các phương tiện gây nhiễu hoặc có thể làm hư hỏng các phương tiện này, trước khi thực hiện sốc điện phải thông báo cho mọi người xung quanh tránh xa bệnh nhân. Nguyên tắc sử dụng cường độ dòng điện đi từ thấp đến cao (200J-400J), chống rung bằng sốc điện thường có hiệu quả nhất khi có rung tim.
- Chống rung trực tiếp: Đặt điện cực ngay trên mặt quả tim, 1 ở thất trái, 1 ở nhĩ phải và phóng 50-100 w /giây.
Hình 7.7. Chống rung tim gián tiếp
3. Săn sóc, điều trị sau khi cấp cứu
- Nhằm tìm nguyên nhân gây ra ngừng tim, đề phòng tái phát và điều trị những biến chứng do ngừng tim gây ra. Nguyên nhân ngừng tim trong nhiều trường hợp rất khó tìm thấy. Những nguyên nhân hay gặp như điện giật, bệnh tim, giảm co bóp tim do thuốc, mất máu cần tiếp tục điều trị và loại bỏ nguyên nhân.
- Cần đề phòng và điều trị thiếu máu não do giảm lưu lượng tim, thiếu oxy não, phù não do thời gian ngừng tim kéo dài.
- Tiếp tục duy trì hô hấp hỗ trợ, điều chỉnh các rối loạn cân bằng toan-kiềm, rối loạn điện giải máu.
- Theo dõi bệnh nhân liên tục bằng máy theo dõi (monitoring) về điện tim, huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung ương và lưu lượng nước tiểu (số lượng, màu sắc) hàng giờ.
Câu hỏi đánh giá
Khoanh tròn chử cái chọn câu đúng nhất: 1. Ngừng tuần hoàn:
A. Có nghĩa là chức năng tim hoạt động không hiệu quả
B. Là tình trạng tuần hoàn không đảm bảo cung lượng máu để nuôi tim. C. Là tình trạng tuần hoàn không đảm bảo cung lượng máu để nuôi não. D. Là tình trạng tuần hoàn không đảm bảo cung lượng máu để nuôi gan. E. Là tình trạng tuần hoàn không đảm bảo cung lượng máu để nuôi thận. 2. Chọn câu không đúng: Ngừng tuần hoàn :
A. Là một cấp cứu khẩn cấp.
B. Cần phải tìm mọi cách để xác định chắc chắn chẩn đoán. C. Không nên tìm mọi cách để xác định chắc chắn chẩn đoán.
D. Cần phải tiến hành cấp cứu ngay mà không để mất một phút giây nào.
E. Phải tiến hành cấp cứu ngay mới hy vọng cứu sống nạn nhân mà không để lại di chứng.
3. Trong ngừng tuần hoàn -hô hấp, cơ quan đặc biệt dễ bị thương tổn nhất là: A. Gan
B. Phổi C. Thận D. Tim E. Não
4. Các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán ngừng tuần hoàn: A. Mất ý thức, huyết áp tụt, mạch chậm.
B. Mất ý thức ,ngừng thở, mạch chậm
C. Mất ý thức, ngừng thở, mất mạch bẹn và mạch cảnh.
D. Mất ý thức, huyết áp tụt, không nhìn thấy mõm tim đập ở thành ngực. E. Mất ý thức, mạch chậm, khó thở dữ dội.
5. Khi xác định ngừng tuần hoàn - hô hấp, chúng ta: A. Luôn phải soi đồng tử bệnh nhân. B. Luôn phải nghe tim bệnh nhân. C. Luôn phải đo huyết áp bệnh nhân. D. Luôn phải đo điện tim, SpO2 bệnh nhân.
E. Chỉ cần phát hiện bệnh nhân mất ý thức, ngưng thở đột ngột, mất mạch bẹn và mạch cảnh là đủ.
6. Ngừng tuần hoàn - hô hấp có các loại sau:
A. Vô tâm thu, rung thất , nhịp nhanh kịch phát thất. B. Vô tâm thu, nhịp nhanh kịch phát thất, phân ly điện cơ. C. Nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung thất , phân ly điện cơ. D. Vô tâm thu, rung thất , phân ly điện cơ.
E. Vô tâm thu, nhịp nhanh kịch phát trên thất, phân ly điện cơ. 7. Trong ngừng tuần hoàn - hô hấp có các rối loạn chuyển hóa sau:
A. pH máu giảm,HCO3- giảm, ứ đọng acide lactic. B. pH máu tăng, HCO3- tăng.
C. K+ huyết tương giảm. D. Na+ huyết tương tăng. E. CO2 máu giảm.
8. Trước một trường hợp ngừng tuần hoàn hô hấp cần: A. Khám xét cẩn thận, tỉ mỷ trước khi xử trí. B. Tìm và giải quyết triệt để nguyên nhân. C. Tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ .
D. Chuyển ngay đến một trung tâm y tế gần nhất. E. Tiến hành ngay sốc điện.
9. Anh chị hãy điền tên ba bước ABC trong cấp cứu ban đầu của ngừng tuần hoàn hô hấp: A:...
B:... C:...
10. Các cách để giải phóng đường thở của bệnh nhân: A. Kê đầu bệnh nhân bằng một cái gối. B. Kê vai bệnh nhân bằng một cái gối. C. Ngữa đầu - nâng cằm, ngữa đầu - nâng cổ. D. Ngữa đầu - nâng cằm, ngữa đầu - đẩy cằm.
E. Ngữa đầu - nâng cằm, ngữa đầu - nâng cổ, ngữa đầu - đẩy cằm 11. Hô hấp nhân tạo trong cấp cứu ngừng tuần hoàn:
A. Được tiến hành trước khi khai thông đường thở. B. Được tiến hành sau khi khai thông đường thở.
C. Được tiến hành sau khi khai thông đường thở mà bệnh nhân vẫn ngừng thở. D. Chỉ tiến hành khi có 2 người sơ cứu.
E. Chỉ thực hiện ở nơi có điều kiện cơ sở vật chất. 12. Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp nhằm:
A. Phục hồi hô hấp và tuần hoàn.
B. Giải quyết nguyên nhân gây ngừng tim. C. Đảm bảo thông suốt đường thở.
D. Tránh tái phát .
E. Đem thuốc vào máu bệnh nhân. 13. Tư thế của bệnh nhân trong cấp cứu ngừng tim:
A. Nằm sấp.
B. Nằm nghiêng bên trái. C. Tư thế Fowler
D. Nằm ngữa trên nền cứng E. Nằm nghiêng bên phải. 14. Hô hấp nhân tạo kiểu miệng-miệng:
A. Bịt kín mũi nạn nhân khi thổi hơi
B. Ngậm kín và thôíi hơi vào miệng bệnh nhân. C. Thôíi hơi 4-5 lần bóp tim một lần.
D. A, B đúng. E. A,B, C đúng.
15. Vị trí đặt tay để xoa bóp tim ngoài lồng ngực là: A. Gian sườn 5 trên đường trung đòn bên trái. B. Nữa trên xương ức.
C. Nữa dưới xương ức. D. Giữa xương ức. E. Một vị trí khác.
16. Khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực ở người lớn cần ấn xương ức lún xuống: A. 1-2 cm.
B. < 3 cm C. 3-5 cm D. > 5 cm
Danh mục sách tham khảo
1. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 1, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.
2. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 2, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.
3. Bộ môn Gây mê Hồi sức (1997). Bài giảng Gây mê Hồi sức, Trường đại học Y Dược TPHCM.
4. Alan R. Aitken., David J. Rowbotham (2001). Textbook of Anaesthesia, Churchill Livingstone, UK.
5. Dalens B. (2001). Traité d'anesthésie générale, Arnette.
6. Edward Morgan G. (2002). Clinical Anesthesioloy, McGraw-Hill, USA
7. Fancis Bonnet (1998). Le livre de l’interne, Anesthésiologie, Flammarion Médecine- Sciences, France.
8. La collection de SFAR (2003). Elsevier.
9. Mark C. Rogers, Jone H. Tinker (1993). Principles and Practice of Anesthesiology, USA. 10. Miller R. D (2005). Miller 's Anesthesia, Vol 2, Esevier Churchill Livingstone, USA 11. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill
Livingstone.
12. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology. Volume I, II
13. Viars. P (1994). Anesthesie-Reanimation-Urgences, Tome I, II, III. Universite Paris VI - Medecins du Monde.
14. Zetlaoui P (1999). Protocoles d'Anesthésie-Rénimation, Arnette.
Website: http://www. ykhoa.net http://www.anaesthesiologists.org http://www.anesthesianow.com http://www.who.int/hinari http://www.anesthetist.org http://www.ebook.edu.vn http://www.elsevier.com
Đại cương về sốc
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được định nghĩa của sốc.
2. Mô tả được các biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán được sốc. 3. Lập được các bước xử trí cấp cứu sốc ban đầu.