Sụn phễu 2 Khí quản

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 140 - 145)

C. Khởi mê và thoát mê D Duy trì mê và thoát mê.

1.Sụn phễu 2 Khí quản

2. Khí quản 3. Sụn nắp 4. Lưỡi gà 5. Dây thanh âm

tiểu thiệt, khi thấy thanh quản (hai dây thanh), tay phải dùng pince Magill kẹp ống NKQ và đưa qua 2 dây thanh và thanh môn rồi vào trong khí quản. Các bước tiếp theo như đặt NKQ qua đường miệng. Trong một số trường hợp người ta có thể áp dụng kỹ thuật đặt mù (không dùng đèn soi thanh quản). Kỹ thuật này được áp dụng trong đặt NKQ khó.

4. Tai biến và biến chứng khi đặt nội khí quản

4.1. Trong khi đặt nội khí quản

- Không đặt được ống nội khí quản do đặt nội khí quản khó. - Thiếu oxy do đặt nội khí quản quá lâu.

- Co thắt thanh quản.

- Trào ngược dịch dạ dày-thực quản vào khí phế quản.

- Đặt nội khí quản sai vị trí: vào thực quản hoặc đặt sâu vào phế quản. - Gãy răng hoặc rơi răng vào đường thở.

- Rách cơ hầu họng, rách dây thanh, rách thanh quản hoặc thực quản. - Trật khớp thái dương-hàm.

- Nhịp tim nhanh và tăng huyết áp. - Nhịp tim chậm và tụt huyết áp. - Rối loạn nhịp tim.

4.2. Biến chứng trong thời kỳ duy trì ống nội khí quản và thông khí nhân tạo - Ống nội khí quản tụt vào sâu hoặc ra ngoài do cố định không tốt.

- Tắc đường thở do bẹp ống, gấp ống hoặc do đàm dãi.

- Áp lực cuff cao chèn ép gây thiếu máu, phù nề, hoại tử vùng thanh môn. - Vỡ phế nang do áp lực đường thở quá cao.

- Co thắt phế quản. - Rò rĩ cuff.

- Viêm phế quản, phổi.

- Xẹp phổi do ứ đọng đàm dãi. 4.3. Biến chứng muộn

- Viêm xoang, viêm tai giữa do bội nhiễm.

- Hoại tử niêm mạc miệng, mũi, hầu họng, thanh khí quản.

- Chít hẹp thanh quản thứ phát do phù, sẹo hoặc xơ hoá thanh quản.

5. Rút nội khí quản

5.1. Điều kiện rút nội khí quản

- Bệnh nhân thở tốt cả về biên độ và tần số. - Môi và đầu chi hồng.

- Gọi hỏi mở mắt, há miệng, lè lưỡi, lắc đầu và nhấc đầu khỏi bàn mổ trong vòng 5giây. - Huyết động ổn định ít nhất là 15phút sau khi tự thở khí trời.

5.2. Những điều lưu ý khi rút nội khí quản - Đánh giá điều kiện để rút nội khí quản .

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để đặt lại hoặc dụng cụ khai khí quản nếu cần. - Hút sạch đàm dãi trong nội khí quản và họng miệng.

- Rút ống nội khí quản nhẹ nhàng. Sau khi rút nên úp mask cho bệnh nhân thở oxy từ 3- 5l/phút cho đến khi bệnh nhân tự thở bình thường.

Câu hỏi đánh giá

1. Phương pháp tốt nhất để khai thông đường thở thường dùng là: A. Nằm ngữa cổ tối đa.

B. Đặt canuyn hầu họng (Canule Mayo). C. Hút sạch đàm giải.

D. Đặt nội khí quản. E. Khai khí quản. 2. Ống nội khí quản có đặc điểm:

A. Là một ống thẳng, bằng thép, chỉ đặt qua miệng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Là một ống cong, bằng nhựa hoặc chất dẻo, chỉ đặt qua miệng C. Là một ống cong, bằng thép hoặc chất dẻo, chỉ đặt qua miệng D. Là một ống cong, bằng nhựa hoặc chất dẻo, chỉ đặt qua mũi

E. Là một ống cong, bằng nhựa hoặc chất dẻo, đặt qua miệng hoặc mũi 3. Ống nội khí quản khi dùng cho bệnh nhân thì nên chọn:

A. Ống nội khí quản càng dài càng tốt.

B. Ống nội khí quản có đường kính càng lớn càng tốt. C. Ống nội khí quản có đường kính trong càng lớn càng tốt. D. Ống nội khí quản có đường kính ngoài càng lớn càng tốt. E. Ống nội khí quản có đường kính càng nhỏ càng tốt. 4. Chỉ định đặt nội khí quản trong gây mê là:

A. Gây mê nội khí quản.

B. Gây mê tĩnh mạch đơn thuần. C. Gây mê tĩnh mạch phối hợp. D. A, C đúng

E. A, B, C đúng.

5. Chỉ định đặt nội khí quản trong cấp cứu là: ngoại trừ: A. Các trường hợp ngừng tuần hoàn, hô hấp. B. Tắc nghẽn đường thở do u hầu họng.

C. Các trường hợp tụt huyết áp nhẹ không rối loạn hô hấp . D. Ngăn ngừa viêm phổi do hít.

E. Các trường hợp suy hô hấp do tổn thương hành tuỷ.

6. Ngoài các chỉ định trong gây mê và trong hồi sức cấp cứu, chỉ định đặt nội khí quản còn áp dụng trong trường hợp nào sau:

A. Cần tăng thông khí để giảm áp lực nội sọ. B. Cần giảm thông khí để giảm áp lực nội sọ. C. Cần tăng thông khí để cung cấp oxy cho não. D. Cần giảm thông khí để điều trị chống phù não. E. Tất cả các câu trên đều sai.

7. Ưu điểm của ống nội khí quản có cuff là:

A. Chọn được ống có kích thước vừa khít với khí quản bệnh nhân. B. Không bị hở.

C. Không gây chèn ép.

D. Sử dụng được nhiều cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. E. Không có câu nào đúng.

8. Nhược điểm của ống nội khí quản có cuff là: A. Dễ gây thiếu máu, chèn ép tại chỗ. B. Dễ hở, không ngăn được khí, dịch. C. Không sử dụng được cho trẻ em. D. Khó sử dụng

9. Ưu điểm của ống nội khí quản không có cuff là: A. Không gây chèn ép.

B. Có thể chọn được ống vừa khí với khí quản bệnh nhân và không gây rò rỉ khí, dịch.

C. Có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. D. A, C đúng.

E. A, B, C đúng.

10. Thông thường trên lâm sàng ngưòi ta chọn kích thước ống nội khí quản cho người lờn bằng: A. Ngón tay cái B. Ngón tay trỏ C. Ngón tay giữa D. Ngón tay đeo nhẫn E. Ngón tay út. 11. Hình (A) là lưỡi đèn loại:

A. Macintosh dùng cho trẻ em. B. Macintosh dùng cho ngưòi lờn. C. Wiscousin.

D. Miller E. Jackson

12. Ở trẻ em người ta chọn đường kính trong của ông nội khí quản theo công thức sau đây:

A. Đường kính trong = 4 + Tuổi/4. B. Đường kính trong = 4 + Tuổi/3. C. Đường kính trong = 4 + Tuổi/2 D. Đường kính trong = 3 + Tuổi/4. E. Đường kính trong = 3 + Tuổi/3.

13. Công thức tính chiều dài của ống nội khí quản theo tuổi là: A. Chiều dài = 14 + Tuổi/4

B. Chiều dài = 14 + Tuổi/3 C. Chiều dài = 14 + Tuổi/2 D. Chiều dài = 15 + Tuổi/2 E. Chiều dài = 15 + Tuổi/3.

14. Đường kính trong của ông nội khí quản ở người lớn trung bình là: A. 5,0 - 5.5 mm B. 5,5 - 6,0 mm C. 6,0 - 6,5 mm D. 6,5 - 7,0 mm E. 7,0 - 8,0 mm 15. Khử trùng ống nội khí quản bằng cách: A. Ngâm trong hộp đựng formol. B. Hấp bằng phương pháp nhiệt ẩm. C. Bắng hơi EO( Oxide Ethylene) D. A, C đúng.

E. A, B, C đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục sách tham khảo

1. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 1, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.

2. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 2, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.

3. Bộ môn Gây mê Hồi sức (1997). Bài giảng Gây mê Hồi sức, Trường đại học Y Dược TPHCM.

4. Alan R. Aitken., David J. Rowbotham (2001). Textbook of Anaesthesia, Churchill Livingstone, UK.

5. Dalens B. (2001). Traité d'anesthésie générale, Arnette.

6. Edward Morgan G. (2002). Clinical Anesthesioloy, McGraw-Hill, USA

7. Fancis Bonnet (1998). Le livre de l’interne, Anesthésiologie, Flammarion Médecine- Sciences, France.

8. La collection de SFAR (2003). Elsevier.

9. Mark C. Rogers, Jone H. Tinker (1993). Principles and Practice of Anesthesiology, USA. 10. Miller R. D (2005). Miller 's Anesthesia, Vol 2, Esevier Churchill Livingstone, USA 11. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill

Livingstone.

12. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology. Volume I, II

13. Viars. P (1994). Anesthesie-Reanimation-Urgences, Tome I, II, III. Universite Paris VI - Medecins du Monde.

14. Zetlaoui P (1999). Protocoles d'Anesthésie-Rénimation, Arnette.

Website: http://www. ykhoa.net http://www.anaesthesiologists.org http://www.anesthesianow.com http://www.who.int/hinari http://www.anesthetist.org http://www.ebook.edu.vn http://www.elsevier.com

Mục lục

Nội dung Trang

Mở đầu

1. Các phương pháp gây mê 1 2. Các phương pháp gây tê 11

3. Truyền máu 23

4. Các dung dịch thay thế huyết tương 31 5. Rối loạn thăng bằng nước và điện giải 40 6. Rối loạn cân bằng toan kiềm 50 7. Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp 59

8. Đại cương về sốc 68

9. Liệu pháp oxy 77

10. Vô khuẩn - khử khuẩn 87 11. Thăm khám bệnh nhân trước gây mê 97 12. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ 107 13. Sốc phản vệ và dạng phản vệ 116

14. Biến chứng gây mê 124

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 140 - 145)