Mẫu kiểm soát chuẩn bị trước mổ

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 107 - 110)

- Đồng ý mổ: Làm giấy cam đoan phẫu thuật và gây mê hồi sức. - Chế độ ăn: Tất cả các trường hợp mổ chương trình phải nhịn ăn.

+ Phẫu thuật ngoài đường tiêu hóa: đêm hôm trước mổ đi cầu cho hết hoặc thụt tháo sạch. + Phẫu thuật trên ruột non: nhịn đói 6-12 giờ trước mổ.

+ Phẫu thuật trên ruột già: thường chuẩn bị kỹ hơn thường 3 ngày trước. - Cho chuyền dịch đủ đặc biệt với các bệnh nhân dùng thuốc xổ hay nhịn đói.

- Tắm rửa toàn thân, cạo lông, rửa vùng mổ với thuốc sát trùng, băng vùng định mổ hoặc mặc quần áo sạch.

- Lấy mạch, nhiệt, huyết áp, cân nặng, chiều cao. - Thuốc đặc biệt: Digital, Insuline, kháng sinh. - Cho bệnh nhân đi tiểu trước khi đi mổ.

V. Kết luận

Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ là công việc thường quy mà người thầy thuốc gây mê hồi sức cũng như ngoại khoa cần phải thực hiện. Hiện nay đối với các nước phát triển ngoài qui định về phương diện chuyên môn, công việc này được xem như là một qui định về phương diện pháp lý. Nếu chuẩn bị tốt bệnh nhân trước mổ chắc chắn sẽ hạn chế được nhưng tai biến về gây mê cũng như do phẫu thuật, đồng thời người thầy thuốc có thể dự đoán các biến chứng có thể xảy ra để chuẩn bị và sẵn sàng xử trí, tránh được những tai biến mà có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng bệnh nhân.

Câu hỏi đánh giá

1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ được áp dụng cho trường hợp nào sau: A. Tất cả các loại phẫu thuật.

B. Tất cả các phẫu thuật cấp cứu. C. Tất cả các phẫu thuật chương trình. D. Các phẫu thuật lớn.

E. Các phẫu thuật có bệnh lý kèm theo. 2. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ nhằm mục đích:

A. Nắm được tiền sử và bệnh tình hiện tại của bệnh nhân. B. Tạo lòng tin cho bệnh nhân vào cuộc phẫu thuật.

C. Đề xuất các xét nghiệm và điều chỉnh các rối loạn nếu có. D. Tất cả các câu trên đều đúng.

E.Tất cả các câu trên đều sai.

3. Phẫu thuật nào sau đây là phẫu thuật cấp cứu. A. Mổ cắt túi mật.

B. Mổ sỏi ống mật chủ. C. Mổ thoát vị bẹn. D. Mổ thủng dạ dày. E. Mổ sỏi niệu quản.

4. Phẫu thuật nào sau đây cần được chuẩn bị theo chương trình: A. Mổ ruột thừa viêm.

B. Mổ thoát vị bẹn nghẽn. C. Mổ sỏi đài bể thận. D. Mổ lồng ruột cấp. E. Mổ thủng tạng rỗng.

5. Chuẩn bị trước mổ cho bệnh nhân phẫu thuật cấp cứu là:

A. Không thể thực hiện được do sự cấp bách của phẫu thuật. B. Luôn cần làm đầy đủ các loại xét nghiệm.

C. Cần điều chỉnh các rối loạn trước mổ cho mọi trường hợp.

D. Cần ổn định tinh thần và điều chỉnh các rối loạn ở mức độ có thể chấp nhận được.

E. Không có câu nào đúng.

6. Chuẩn bị về mặt tinh thần cho bệnh nhân trước mổ có mục đích: A. Trấn an, động viên bệnh nhân tin tưởng vào cuộc mổ. B. Giải thích rõ những bất lợi và tai biến có thể xảy ra. C. Dùng thuốc tiền mê cho mọi trường hợp.

D. A, B đúng. E. A, B, C đúng.

7. Thăm khám bệnh nhân trước mổ cần phải:

A. Khai thác đầy đủ tiền sử nội, ngoại khoa, tiền sử dị ứng, nghiện rượu, thuốc lá . B. Chỉ cần tập trung vào cơ quan cần phẫu thuật.

C. Thăm khám một cách hệ thống, chú ý khám đầu, mặt, cổ, răng miệng. D. A, C đúng.

E. A, B, C đúng.

8. Một số xét nghiệm được làm thường quy trong mổ chương trình: A. Công thức máu, Xquang bụng, ECG.

B. Công thức máu, TS, TC, uré, créatinin máu, protid máu. C. Uré, créatinin, khí máu, điện giải đồ máu.

D. Công thức máu, Ts , Tc , Xquang phổi, nội soi tiêu hoá. E. Công thức máu, điện giải đồ, siêu âm bụng

9. Tình trạng sức khoẻ nào sau đây được xếp vào loại ASA2

A. Sức khoẻ bình thường.

B. Có bệnh hệ thống đe doạ đến tính mạng. C. Có bệnh hệ thống ảnh hưởng đến sinh hoạt. D. Có bệnh hệ thống không ảnh hưởng đến sinh hoạt. E. Trong tình trạng hấp hối

10. Bệnh nhân trước mổ kèm hen phế quản nặng được xếp loại sức khoẻ nào sau: A. ASA1

B. ASA2 C. ASA3 C. ASA3 D. ASA4 E. ASA5

11. Bệnh nhân phẫu thuật có kèm bệnh lý nào sau đây sẽ được xếp vào loại ASA4. A. Bị tăng huyết áp.

B. Sỏi thận.

C. Loét dạ dày tá tràng. D. Suy tim xung huyết. E. Viêm phế quản mạn tính.

Danh mục sách tham khảo

1. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 1, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.

2. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 2, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.

3. Bộ môn Gây mê Hồi sức (1997). Bài giảng Gây mê Hồi sức, Trường đại học Y Dược TPHCM.

4. Alan R. Aitken., David J. Rowbotham (2001). Textbook of Anaesthesia, Churchill Livingstone, UK.

5. Edward Morgan G. (2002). Clinical Anesthesioloy, McGraw-Hill

6. Mark C. Rogers, Jone H. Tinker (1993). Principles and Practice of Anesthesiology, USA. 7. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill Livingstone. 8. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology.

Volume I, II

9. Dalens B. (2001). Traité d'anesthésie générale, Arnette.

10. Fancis Bonnet (1998). Le livre de l’interne, Anesthésiologie, Flammarion Médecine- Sciences, France.

11. La collection de SFAR (2003). Elsevier.

12. Viars. P (1994). Anesthesie-Reanimation-Urgences, Tome I, II, III. Universite Paris VI - Medecins du Monde.

13. Zetlaoui P (1999). Protocoles d'Anesthésie-Rénimation, Arnette. Website: http://www. ykhoa.net http://www.anaesthesiologists.org/ http://www.anesthesianow.com http://www.who.int/hinari http://www.anesthetist.org/ http://www.ebook.edu.vn/

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Mục tiêu học tập:

1. Dự đoán được các biến chứng có thể xảy ra sau mổ. 2. Dự phòng và xử trí được các tai biến sau mổ

I. Đại cương

Sự thành công của cuộc mổ tùy thuộc một phần lớn vào sự chăm sóc sau mổ. Giai đoạn sau mổ là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ...gây ra do gây mê hoặc do phẫu thuật. Để phát hiện sớm các biến chứng này cần có những nhân viên được huấn luyện, có kinh nghiệm, cần có các phương tiện để theo dõi bệnh nhân sau mổ. Điều quan trọng trong giai đoạn này là không bao giờ được để bệnh nhân chưa tỉnh thuốc mê nằm một mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu GIÁO TRÌNH GÂY MÊ - HỒI SỨC CƠ SỞ ppt (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)