1. Biến chứng tuần hoàn
- Viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu - Tắc mạch phổi
- Nhồi máu động mạch phổi
Chú ý đề phòng viêm nhiễm chỗ tiêm tĩnh mạch, cho bệnh nhân tập cử động sớm, đi lại. Nếu cần cho các thuốc chống đông máu như heparine tiêu chuẩn hoặc heparine trọng lượng phân tử thấp.
2. Hô hấp
- Xẹp phổi - Viêm phổi
- Thuyên tắc và nhồi máu phổi
3. Vết mổ
- Chảy máu vết mổ: do cầm máu không kỹ hoặc do rối loạn đông máu - Nhiễm trùng vết mổ
- Bục vết mổ
4. Bụng
- Liệt ruột
- Giãn dạ dày cấp - Áp xe dưới cơ hoành
5. Bí tiểu sau mổ
- Nguyên nhân:
+ Phản xạ co thắt cơ vòng do đau đớn hoặc lo sợ + Liệt cơ chế tống nước tiểu do mổ trong vùng chậu + Thuốc mê hoặc thuốc hủy phó giao cảm, gây tê tủy sống
- Chẩn đoán: thường bệnh nhân muốn đi tiểu nhưng không tiểu được, sờ có cầu bàng quang. - Xử trí: thông bàng quang thường đưa đến nhiễm trùng bàng quang 20% trường hợp do đó phải dùng những biện pháp đơn giản trước.
+ Làm giảm đau, an thần
+ Cho bệnh nhân ngồi trên ghế có lỗ ở dưới hay đứng tiểu nếu bệnh nhân nam + Chườm nước nóng
+ Đặt ống thông tiểu khi các biện pháp trên thất bại có thể đặt lại sau 6-8giờ nếu cần. + Kích thích điện hoặc châm cứu sau khi đã loại bí tiểu do nguyên nhân cơ học.
- Sốt: thường phải giải quyết nguyên nhân trước. Nếu nhiệt độ trên 400C phải dùng các biện pháp hạ nhiệt không đặc hiệu: đắp đá hoặc nước mát ở trán, ở các mạch máu lớn (nách, bẹn, cổ), lau toàn thân bằng cồn 700
để làm bốc hơi giảm nhiệt độ, dùng thuốc hạ sốt.
- Buồn nôn và nôn: làm giảm triệu chứng này bệnh nhân sẽ dễ chịu và ngăn được rối loạn nước điện giải.
- Táo bón
- Mảng mục: thường xảy ra do nằm lâu, thường xuất hiện ở xương cụt, ụ ngồi, gót..., ở những người già, suy dưỡng không được săn sóc, những người tiểu tiện không tự chủ trên giường gây kích thích da.
+ Đề phòng: biện pháp tốt nhất là săn sóc kỹ, xoa nắn vùng da sát xương, các điểm tì đè, cử động sớm, thay đổi tư thế, nuôi dưỡng tốt. Ở bệnh nhân nằm lâu phải quan sát thường xuyên vùng da dễ bị loét tránh để bẩn vì tiểu tiện. Giường có những nệm nhỏ, dùng đệm nước.
+ Điều trị:
Biện pháp chung: thường xuyên thay đổi tư thế, thay khăn trải giường, giữ sạch và khô da bệnh nhân. Nuôi dưỡng tốt, kiểm soát vấn đề nhiễm khuẩn rất cần thiết để làm lành vết loét.
Biện pháp tại chỗ: chỗ loét phải được giữ sạch, khô, băng vô trùng. Biện pháp ngoại khoa: ghép da nếu vùng loét lớn và không lành.
Câu hỏi đánh giá
1. Theo dõi bệnh nhân sau mổ:
A. Không cần thiết do nguyên nhân chính đã được giải quyết.
B. Cần theo dõi sát vì dễ xuất hiện các biến chứng do gây mê phẫu thuật. C. Chỉ cần theo dõi các trường hợp mổ lớn.
D. Chỉ cần theo dõi các trường hợp còn mê. E. Chỉ cần theo dõi trong 12 giờ đầu sau mổ. 2. Tư thế an toàn nhất cho bệnh nhân sau mổ chưa tỉnh là:
A. Nằm sấp.
B. Nằm nghiêng đầu về 1 bên. C. Nằm kê gối dưới đầu. D. Đầu cao 300
E. Tư thế Flowler.
3. Lượng dịch cung cấp cho một trường hợp sau mổ thông thường là: A.1000ml
B.1300ml C.1500ml D. 2000ml E. 2500ml.
4. Theo dõi các ống dẫn lưu trong ngày đầu. A. Theo dõi mỗi 1 - 2h/lần.
B. Theo dõi mỗi 4 - 6h/lần. C. Theo dõi mỗi 6 - 8h/ lần.
D. Theo dõi số lượng, màu sắc mỗi 1 - 2h/lần. E. Theo dõi số lượng, màu sắc mỗi 6 - 8h/lần. 5. Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn sau mổ như sau:
A. Theo dõi mỗi 5 - 10 phút/lần B. Theo dõi mỗi 15 - 30 phút/lần C. Theo dõi mỗi 1h/lần trong 24h
D. Theo dõi mỗi 15 - 30 phút/lần, đến khi ổn định 1h/lần. E. Theo dõi mỗi 2h/lần.
A. Viêm tắc tĩnh mạch. B. Viêm phổi.
C. Co thắt thanh quản. D. Áp xe dưới hoành. E. Nhiễm trùng vết mổ.
7. Nguyên nhân thường gặp nhất của tắc nghẽn đường hô hấp trên sau mổ là: A. Tụt lưỡi
B. Co thắt thanh quản. C. Phù nề thanh âm. D. Tổn thương khí quản. E. Tổn thương thanh quản.
8. Khi phát hiện bệnh nhân bị tụt lưỡi cần xử trí. A. Bệnh nhân nằm sấp.
B. Nghiêng đầu sang bên kéo hàm ra sau. C. Nghiêng đầu ra sau, kéo hàm ra trước. D. Kê cao đầu.
E. Đặt ở tư thế Flowler. 9. Chẩn đoán hạ oxy máu khi:
A. PaO2 < 90 mmHg B. PaO2 < 80 mmHg C. PaO2 < 70 mmHg D. PaO2 < 60 mmHg E. PaO2 < 50 mmHg 10. Chẩn đoán tăng CO2 khi:
A. PaCO2 > 40 mmHg B. PaCO2 > 44 mmHg C. PaCO2 > 50 mmHg D. PaCO2 > 54 mmHg E. PaCO2 > 60 mmHg.
11. Các nguyên nhân gây THA sau mổ thường găp:
A. Tiền sử THA, đau, truyền nhiều dịch, giảm PaCO2. B. Tiền sử THA, truyền nhiều dịch, tăng PaCO2
C. Truyền nhiều dịch, tăng PaCO2, tràn dịch màng tim. D. Truyền nhiều dịch, giảm PaCO2, tăng PaO2.
E. Truyền nhiều dịch, tăng PaO2, nhiễm trùng. 12. Vấn đề sử dụng Morphin sau mổ hiện nay là:
A. Không còn sử dụng vì dễ gây ức chế hô hấp. B. Không còn sử dụng vì có thể gây nghiện C. Vẫn còn sử dụng một cách rông rãi.
D. Chỉ sử dụng cho các phẫu thuật lớn, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
E. Không có câu nào đúng. 13. Hạ Oxy máu sau mổ:
A. Là biến chúng rất nguy hiểm. B. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên.
D. A, B đúng.
E. A, B, C đúng.
14. Nguyên nhân của hạ oxy máu sau mổ:
A. Ức chế hô hấp do thuốc mê. B. Xẹp phổi. C. Hít dịch vị. D. Tràn khí màng phổi. E. Tất cả đều đúng. 15. Xử trí hạ huyết áp sau mổ: A. Bù dịch. B. Dùng thuốc vận mạch C. Bù dịch và dùng thuốc vận mạch
D. Bù dịch theo CVP và dùng thuốc vận mạch, trợ tim khi cần. E. Không có câu nào đúng.
Danh mục sách tham khảo
1. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 1, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.
2. Bộ môn Gây mê Hồi sức (2002). Bài giảng Gây mê Hồi sức tập 2, Trường đại học Y Hà nội, NXB Y học.
3. Bộ môn Gây mê Hồi sức (1997). Bài giảng Gây mê Hồi sức, Trường đại học Y Dược TPHCM.
4. Alan R. Aitken., David J. Rowbotham (2001). Textbook of Anaesthesia, Churchill Livingstone, UK.
5. . Edward Morgan G. (2002). Clinical Anesthesioloy, McGraw-Hill
6. . Jonathan L. Benumof, Lawrence J. Saidman (1992). Anesthesia and perioperative complications.
7. Mark C. Rogers, Jone H. Tinker (1993). Principles and Practice of Anesthesiology, USA. 8. Robert K. Stoelting, Ronald D. Miller (1989). Basics of Anesthesia, Churchill Livingstone. 9. Rogers, Tinker, Covino, Longnecker (1992). Principles and Practice of Anesthesiology.
Volume I, II
10. Fancis Bonnet (1998). Le livre de l’interne, Anesthésiologie, Flammarion Médecine- Sciences, France.
11. La collection de SFAR (2003). Elsevier.
12. Viars. P (1994). Anesthésie-Réanimation-Urgences, Tome I, II, III. Université Paris VI - Médecins du Monde. Website: http://www. ykhoa.net http://www.anaesthesiologists.org/ http://www.anesthesianow.com http://www.who.int/hinari http://www.anesthetist.org/ http://www.ebook.edu.vn/
Sốc phản vệ và dạng phản vệ
Mục tiêu học tập:
1. Trình bày được cơ chế bệnh sinh của sốc phản vệ. 2. Mô tả được các triệu chứng của sốc phản vệ.
3. Trình bày và thực hiện được các bước cơ bản xử trí sốc phản vệ và biện pháp dự phòng.
I. Đại cương
Sốc phản vệ là một tình trạng bệnh lý đòi hỏi phải cấp cứu khẩn cấp, có thể xảy ra mọi nơi, mọi lúc. Về mặt lý thuyết người ta phân biệt sốc phản vệ với sốc quá mẫn (dạng phản vệ) vì sốc quá mẫn là hiện tượng giải phóng trực tiếp các chất amin vận mạch được hoạt hóa mà không qua giai đoạn trung gian của phản ứng miễn dịch. Nhưng trên thực tế sự phân biệt này rất khó vì triệu chứng lâm sàng của hai loại sốc đều giống nhau và cách điều trị đều như nhau. Vì thế người thầy thuốc hồi sức cấp cứu cũng như gây mê hồi sức cần phải hiểu rõ sinh lý bệnh của sốc phản vệ để chẩn đoán và dược học các thuốc để xử trí khi gặp sốc phản vệ xảy ra trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân.
II. Định nghĩa
Sốc phản vệ là một tình trạng suy tuần hoàn-hô hấp cấp do giải phóng ồ ạt các chất trung gian vận mạch (histamin) được hoạt hóa bởi phản ứng miễn dịch, xảy ra sau khi đưa vào cơ thể một chất gây dị ứng trên một cơ thể có sẵn sự nhạy cảm với chất đó.
III. Nguyên nhân
Vật lạ từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong cơ thể gọi là kháng nguyên. Có hai loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên đầy đủ: Những chất có trọng lượng phân tử cao.
- Hapten: Những chất có trọng lượng phân tử thấp, có đặc tính kháng nguyên khi gắn với một chất trung gian có trọng lượng phân tử cao, thông thường là albumin của huyết tương.
1. Kháng nguyên đầy đủ
Một số loại thường gặp:
- Chất độc côn trùng: ong chúa, bọ cạp ... - Huyết thanh khác loài: ngựa hoặc bò. - Enzyme: Penicillinase, hyaluronidase,... - Hormon: Insulin, ACTH...
- Thức ăn: Tôm, cua, cá...
2. Hapten
- Kháng sinh: penicillin, cephalosporin, tetracyclin, sulfamid. - Chất cản quang có iode.
- Thuốc gây mê: Thiopental.
- Thuốc giãn cơ: Succinylcholin, vecuronium, rocuronium. - Thuốc giảm đau: Salicylate, pyrazolé.
- Vitamin: B1, B6, B12.