Các nhân tố môi trưởng ảnh hưởng đến phát triển XK TCMN sang Nhật 1 Các nhân tố thuộc thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)

3.2.2.1 Các nhân tố thuộc thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển, người Nhật luôn sử dụng những loại hàng hóa được tiêu chuẩn. Hiện nay chính phủ Nhật rất khuyến khích người dân sử dụng những hàng hóa mang tính chất tự nhiên, không ảnh hưởng tới môi trường. Đây là cơ hội cho phát triển xuất khẩu TCMN nước ta sang thị trường này, tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn,bởi đây là một thị trường tương đối khó tính với những đặc trưng như: tính đồng nhất, coi trọng chất lượng, sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây, ưa chuộng sản phẩm mới, sáng tạo và đảm bảo VSATTP…

Văn hóa là yếu tố quan trọng, người Nhật thích dùng những sản phẩm mang nét truyền thống riêng của nước xuất khẩu nhưng đòi hỏi có sự kết hợp hài hòa với nền văn hóa người Nhật chứ không phải những sản phẩm đơn thuần mang dấu ấn của nước xuất khẩu. Người Nhật rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa, khí hậu thời tiết thay đổi đòi hỏi các sản phẩm cũng phải thay đổi màu sắc chất liệu, kiểu dáng cho phù hợp. Điều này là một trở ngại cho hàng TCMN Việt Nam bởi hàng nước ta ít thay đổi mẫu mã, còn tình trạng sao chép mẫu mã nên sức hấp dẫn của sản phẩm kém. Bên cạnh đó các quy định về nhập khẩu TCMN vào thị trường Nhật là yếu tố tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu TCMN của Việt Nam sang thị trường khó tính này. Phía Nhật đưa ra rất nhiều các quy định về nhập khẩu TCMN vào thị trường Nhật nhằm chắt

lọc những sản phẩm chất lượng cao,đảm bảo an toàn vệ sinh... Các quy định này bao gồm các quy định về thuế quan như việc tăng phí kiểm tra hàng TCMN, các biện pháp phi thuế quan như: hạn ngạch nhập khẩu; các quy định về VSATTP. Ngoài ra, các DN xuất khẩu TCMN phải có đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Nhật thì mới được xuất hàng sang nước này. Trong khi đó hầu hết các DN xuất khẩu TCMN nước ta đều có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế, hiểu biết về pháp luật kém, nên rất ít DN xuất khẩu TCMN có đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Nhật.

Năm 2011 tại Nhật xảy ra thảm họa động đất, sóng thần những gì đang diễn ra ở đây chắc chắn tác động lớn đến xuất khẩu TCMN của Việt Nam, có thể làm giảm KNXK của nước ta.Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn có thể tìm thấy cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật, ít nhất là trong ngắn hạn. Bởi lẽ, hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam qua Nhật là mặt hàng tiêu dùng cơ bản mà người Nhât quen dùng làm đồ gia dụng, trang trí nhà, tặng quà nên dù khó khăn, thì người dân và DN Nhật vẫn có nhu cầu. Về lâu dài để đối phó với ảnh hưởng từ thảm họa này các nhà xuất khẩu Việt Nam cần giữ được sự ổn định của các đơn hàng. Vấn đề là các DN Việt Nam cần chú ý tới chất lượng, đảm bảo vệ sinh tốt hơn, vấn đề này có thể sẽ trở nên gắt gao hơn sau thảm họa, trong nhiều năm qua, hàng TCMN của ta chất lượng còn kém, mẫu mã nhàm chàn,không đảm bảo quy định vệ sinh của Nhật.

Đối với công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội: công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường khó tính này như trong giai đoạn đầu xuất khẩu 2004-2006 nhiều đơn hàng bị trả về do không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, còn giai đoạn 2007-2010 có những đơn hàng bị giảm giá bán do sản phẩm mẫu mã kiểu dáng không mang tính sáng tạo cao, lặp lại mẫu mã của những năm trước nhiều. Đầu 2011 việc tìm kiếm các đơn hàng từ phía Nhật của công ty cũng gặp nhiều khó khăn hơn do nhu cầu người dân giảm sút và đòi hỏi chất lượng VSATTP của Nhật cũng cao hơn sau thảm họa dộng đất sóng thần vừa qua.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)