Chính sách xúc tiến xuất khẩu

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 54)

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay vì môi trường cạnh tranh về mặt hàng TCMN hiện đang rât gay gắt. Để củng cố các thị trường đã có và mở rộng thêm các thị trường mới, cần có chính sách xúc tiến thích hợp. Trước mắt nhà nước cần lựa chọn các mặt hàng TCMN đặc sản và tài trợ việc quảng bá tại các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, đồng thời thông qua các Hiệp hội, doanh nghiệp nước ngoài hoặc tổ chức xúc tiến thương mại các nước tại Việt Nam để phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thâm nhập thị trường nước ngoài. - Nhà nước cần có chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại cho ngành TCMN thường xuyên trong và ngoài nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ để mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp đến nhà phân phối, nâng cao hiệu quả sản xuất như hỗ trợ kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại đưa đoàn đầu tư, thương mại của phía đối tác về tìm hiểu tình hình và ký kết hợp đồng tại Việt Nam vì TCMN là mặt hàng nhiều nước đòi hỏi phải kiểm tra cả quy trình sản xuất. Đây sẽ là hoạt động không cần chi phí cao nhưng lại mang đến hiệu quả cao.

- Tổ chức các hội chợ triển lãm hàng TCMN giúp các DN tiến hành giao dịch, giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng. Hội chợ triển lãm không chỉ đóng vai trò thương mại mà còn có ý nghĩa về nhiều mặt xã hội, chính trị, văn hóa. Cục xúc tiến thương mại cần phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, phong thương mại và công nghiệp Việt Nam…chuẩn bị chu đáo cho các DN trước khi tham gia hội chợ, từ khâu lựa chọn sản phẩm, in ấn catalogue…cần được tiến hành chuyên nghiệp và chuẩn mực hơn.

Trên cơ sở xác định được cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ lực và cơ cấu thị trường trọng điểm, Hiệp hội TCMN Việt Nam cần xây dựng một chiến lược xúc tiến thương mại cho toàn ngành. Chiến lược sẽ tập trung vào các nội dung chính nhằm nâng cao chất lượng; quảng bá hình ảnh TCMN Việt Nam và tạo độ tin cậy đối với khách hàng; nghiên cứu khả năng xây dựng một số trung tâm giới thiệu sản phẩm ở một số thị trường trọng điểm. Chiến lược này cần phải được phê duyệt trong chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia để thu hút nhiều doanh nghiệp cùng tham gia.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w