Các chính sách khác

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

- Phát triển nguồn nhân lực: Có quy định cụ thể về việc sử dụng lao động nhàn rỗi không thường xuyên ở nông thôn, đối với lao động gia công hàng TCMN, để chi phí tiền gia công được chấp nhận là chi phí hợp lý. Hỗ trợ cho hội ngành nghề tổ chức các lớp dạy nghề, nâng cao trình độ sản xuất, quản lý, thiết kế sang tác mẫu sản phẩm TCMN. Cần phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN, cũng như các nghệ nhân, sinh viên học sinh để để khuyến khích thiết kế sáng tạo, phát triển các mẫu mã sản phẩm TCMN mới, phù hợp với nhu cầu thị trường để khẳng định và tăng cường khả năng cạnh

tranh sản phẩm TCMN Việt Nam đối với thị trường thế giới, bổ sung mẫu mã sản phẩm mới cho ngành TCMN Việt Nam được đa dạng hoá và phong phú thêm. Điều này vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi, sáng tạo, nâng cao tay nghề.

- Xây dựng phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, khai thác bền vững: xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời phải tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng và tiết kiệm sản xuất. Bên cạnh đó cần kịp tời tiến hành điều tra nghiên cứu, tìm cách phát triển nguồn nguyên liệu đang có hoặc tạo ra các loại nguyên liệu thay thế cho nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt đặc biệt cần xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu thô bền vững.

- Đàm phán mở cửa thị trường: Để phát triển thị trường xuất khẩu, đòi hỏi ở tầm vĩ mô cần phát triển quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác thương mại, thực hiện ký kết các Hiệp định thương mại, đảm bảo duy trì quan hệ thương mại lâu dài, tạo sự ổn định cho sản xuất – kinh doanh xuất khẩu. Cơ quan quản lý vĩ mô tích cực nâng cao vai trò hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp phát triển thị trường. Tạo hành lang pháp lý thích ứng với các quy định quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với việc sử dụng giống rau, hoa, quả nhập khẩu.

- Hỗ trợ kỹ năng kinh doanh, marketing, kế hoạch tài chính, tổ chức công ty, trình độ ngoại ngữ… cho các DN vì thực tế nhiều doanh nghiệp mới thành lập còn rất yếu về các kỹ năng này. Các nhà quản lý doanh nghiệp lại thường kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực như phát triển sản phẩm, marketing và quản lý tài chính… không chuyên sâu lĩnh vực nào, vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phát triển công nghệ: Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho công tác thiết kế kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cho các làng nghề truyền thống, các DN sản xuất để đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới phải được

thực hiện kết hợp với kỹ thuật công nghệ truyền thống nhằm tạo nên một hệ thống kỹ thuật linh hoạt thúc đẩy nhau phát triển, đảm bảo sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w