Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng TCMN XK sang Nhật Bản giai đoạn 2006-2010
Đơn vị : triệu USD Năm
Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010
Gốm sứ 30,8 32,1 36,6 33 37,8
Gỗ mỹ nghệ 16,8 21,7 27,5 25,7 31,2
Mây tre đan 24 24,6 26,8 27 32,6
Ren 2,34 3,8 4,6 4,8 8,9
Thảm 0,72 1,2 1,4 1,7 2,1
Các loại khác 0,2 0,18 0,3 0,52 0,92
Nguồn: Tổng cục thống kê năm (www.gso.gov.vn) Nhìn chung trong cơ cấu các mặt hàng TCMN xuất khẩu sang Nhật của cả nước thì gốm sứ, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ luôn là những mặt hàng chính, chiếm phần lớn KNXK của ngành.
Đối với mặt hàng gốm sứ:
Năm 2006 nước ta XK 30,8 triệu USD hàng gốm sang Nhật sứ chiếm 41% tổng KNXK TCMN vào Nhật, tăng 53,2% so với 2005.Năm 2007 KNXK mặt hàng này đạt 32.1 triệu USD tăng 4,2% so với năm 2006.Đến năm 2008 xuất khẩu mặt hàng này đạt 36,6 triệu USD, tăng 14% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 33 triệu USD,kết quả này tuy chưa tương xứng với tiềm năng của ngành nhưng thực sự là một kết quả đáng khích lệ
đối với ngành hàng TCMN của Việt Nam vừa mới thoát khỏi khủng hoảng, các DN chưa nắm được thị hiếu của khách hàng cũng như quy mô, cơ cấu đặc điểm thị trường Nhật.Năm 2010 Nhật Bản là thị trường đạt KNXK gốm sứ cao nhất của nước ta với 37,8 triệu USD, chiếm 11,9% trong tổng KNXK mặt hàng gốm sứ, tăng 14,5% so với năm 2009.
Gỗ mỹ nghệ:
KNXK năm 2006 đạt 16,8 triệu USD. Năm 2007 KNXK mặt hàng này đạt 21,7 triệu USD tăng 29% so với 2006. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với hàng gỗ mỹ nghệ nước ta,bên cạnh đó phải kể đến sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề hỗ trợ các DN tham gia tiếp cận thị trường Nhật, phát triển quan hệ song phương giữa 2 quốc gia. Nhờ đó năm 2008 KNXK mặt hàng này tiếp tục tăng đạt 27,5 triệu USD,tuy nhiên sang năm 2009 KNXK lại giảm nhẹ xuống 25,7 triệu USD. Năm 2010 sự nỗ lực của Nhà nước cũng như các DN nhằm đạt tỷ trọng KNXK TCMN 1,5 tỷ USD đã tác động tích cực đến xuất khẩu gỗ mỹ nghệ sang Nhật,KNXK mặt hàng này đạt 31,2 triệu USD tăng 21,4% so với 2009
Các mặt hàng mây tre đan:
Năm 2006 KNXK sang Nhật chỉ đạt trên 24 triệu USD, giảm 12,9% so với năm 2005. Năm 2007 xuất khẩu mây tre đan sang Nhật đạt 24,6 triệu USD, tăng không đáng kể so với 2006. Năm 2008 KNXK mặt hàng cũng chỉ đạt 26,8 triệu USD. Trong giai đoạn 2006-2008 khả năng tiếp cận thị trường Nhật của các DN trong nước vẫn còn yếu kém,chưa được cải thiện dẫn đền mặt hàng này tăng trưởng không cao. Năm 2009 KNXK tăng nhẹ đạt 27 triệu USD. Năm 2010 Nhà nước cũng như toàn ngành TCMN đã nhận thấy Nhật Bản là một thị trường tiềm năng cần chú trọng, nhờ đó KNXK mây tre đan tăng 32,6 triệu USD.Nhìn chung xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật thời gian qua biến động thất thường, tăng trưởng chậm, có xu hướng chững lại.
Mặt hàng thêu ren
Mặt hàng thêu ren có KNXK rất nhỏ trong tổng KNXK mặt hàng TCMN nhưng lại tăng trưởng rất nhanh với 2,34 triệu USD năm 2006, đến 2010 đã đạt 8.9 triệu USD. Năm
2007 mức tăng là 62,4% đạt 3,8 triệu USD,năm 2008 đạt 4,6 triệu USD tăng 21%, đến 2009 tăng nhẹ nhất 4,3% đạt 4,8 triệu USD.
Mặt hàng thảm các loại: Bên cạnh hàng thêu ren thì thảm cũng là một mặt hàng xuất khẩu khá mới,KNXK sang Nhật tuy tăng trong giai đoạn 2006-2010 nhưng mức tăng lại chậm,không tạo được dấu ấn như hàng thêu ren. KNXK chỉ đạt 0,72 triệu USD vào năm 2006 và 1,2 triệu USD năm 2007, năm 2008 tăng nhẹ đạt 1,4 triệu USD, năm 2009 đạt1,7 triệu USD và năm 2010 cao nhất cũng chỉ đạt 2,1 triệu USD . Mặc dù KNXK vẫn đảm bảo tăng qua các năm nhưng mức tăng còn khiêm tốn và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các mặt hàng khác. Bảng 3.3 Tốc độ tăng KNXK các mặt hàng TCMN XK sang Nhật Đơn vị: % Năm Mặt hàng 2006 2007 2008 2009 2010 Gốm sứ 53,2 4,2 14 -9,83 14,5 Gỗ mỹ nghệ - 29 26,73 -6,54 21,4
Mây tre đan -12,9 2,5 8,9 0,75 20,74
Ren - 62,4 21 4,3 55,4
Thảm - 66,7 16,67 21,4 23,35
Các loại khác - -10 66,67 73,3 76,92
Nguồn: vụ xuất nhập khẩu- Bộ công thương năm 2011(www.moit.gov.vn) Các mặt hàng chính như gốm sứ, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ chiếm tỷ trọng cao trong tổng KNXK nhưng tốc độ tăng KNXK không ổn định, có xu hướng tăng chậm lại. Như mặt hàng gốm sứ năm 2006 tăng rất cao là 53,2% so với 2005, song các năm tiếp theo lại tăng rất thất thường, năm 2007 chỉ tăng 4,2%, thậm chí năm 2009 mức tăng là -9,83%. KNXK mặt hàng gỗ mỹ nghệ tăng ổn định hơn so với hàng gốm sứ, luôn ở mức 20- 30%, duy chỉ có 2009 ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng là -6,54%. Đối với mây tre đan thì đây là mặt hàng KNXK cao nhưng mức tăng lại thất thường nhất,năm 2006 -12,9%, năm 2007 tăng nhẹ là 2,5%, năm 2009 tăng 0,75% gần như giậm chân tại chỗ so với 2008, năm 2010 mức tăng cao nhất cũng chỉ đạt 20,74%. Nhóm hàng ren, thảm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng KNXK nhưng lại có tốc độ tăng khá mạnh, mạnh nhất là năm 2007 KNXK mặt hàng thảm tăng 66,7%, thêu ren tăng
62,4%. Đến năm 2010 nhóm hàng này vẫn giữ được mức tăng khá cao là 55,4% đối với thêu ren và 23,35% đối với thảm,cho thấy nhóm hàng này đang có cơ hội phát triển và ngày càng được ưa chuộng.
Bảng 3.4 KNXK TCMN sang thị trường Nhật Bản của cả nước giai đoạn 2006- 2010 Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 KNXK(Triệu USD) 74,86 83,58 97,2 92,72 113,52 Tốc độ tăng(%) 11 11,65 16,29 -4,6 22,43
Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam- Bộ công thương năm2011(www.tinthuongmai.vn)
KNXK TCMN sang Nhật của cả nước tăng dần trong giai đoạn 2006-2010. Năm 2006 KNXK là 74,86 triệu USD, sang năm 2007 thương mại điện tử với những lợi ích của nó đã được khai thác mạnh mẽ trong XK của ngành TCMN, các DN ký được nhiều đơn hàng với các đối tác Nhật mà tốn ít chi phí giao dịch, KNXK sang thị trường Nhật tiếp tục gia tăng với 83,58 triệu USD tăng 11,65%so với năm 2006. Tuy nhiên đây là mức tăng không lớn, năm 2007 thách thức lớn nhất đối với hàng TCMN Việt Nam trong quá trình xuất ngoại là tình trạng vi phạm bản quyền, thiếu thông tin hỗ trợ thị trường... Nguyên nhân chủ yếu do khả năng tiếp cận thị trường Nhật của các DN hạn chế, các DN Việt Nam lại không am hiểu về văn hóa của họ, chỉ đưa ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam mà quên rằng người tiêu dùng cần những sản phẩm có dấu ấn văn hóa quê hương họ. Vì thế, nhiều DN Việt Nam rơi vào tình trạng xuất khẩu các mặt hàng “lệch pha” với nhu cầu của thị trường và “chậm tiến” so với các đối thủ cạnh tranh. Năm 2008, KNXK hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật chiếm hơn 9,8% tổng KNXK hàng TCMN của cả nước đạt 97,2 triệu USD, tăng gần 16,3% so với 2007. Năm 2009 KNXK đạt 92,72 triệu USD giảm so với 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng TCMN người Nhật giảm. Năm 2010 công tác nghiên cứu thị trường của các DN Việt Nam tuy chưa thực sự hiệu quả nhưng đã được chú trọng hơn, đồng thời đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề tiếp cận thị trường Nhật mà KNXK sang thị trường Nhật tiếp tục tăng trở lại đạt 113,5 triệu USD góp phần vào mục tiêu 1,5 tỷ USD xuất khẩu TCMN của cả nước.
Như vậy KNXK TCMN sang Nhật của cả nước giai đoạn 2006-2010 tăng nhưng mức tăng không cao, biến động thất thường, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành, cho
thấy ngành TCMN xuất khẩu của nước ta chưa tìm được hướng đi ổn định, chưa được quan tâm đúng mức.
Bảng 3.5 Tỷ trọng KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản so với cả nước
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
KNXK sang Nhật (Triệu USD) 74,86 83,58 97,2 92,72 113,52
KNXK cả nước(Triệu USD) 690 750 985 880 1120
Tỷ trọng 10,8 11,14 9,87 10,5 10,1
Nguồn: www.trademap.org KNXK TCMN sang Nhật của cả nước luôn chiếm 10-11% tổng KNXK TCMN của cả nước cho thấy Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu TCMN quan trọng, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên tỷ trọng KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản so với cả nước có mức tăng qua các năm rất nhỏ gần như không đáng kể. Năm 2007 cao nhất chiếm 11,14%, song năm 2008 lại giảm chỉ còn 9,87%, năm 2009 tăng nhẹ đạt 10,5%. Đến 2010 tỷ trọng này lại giảm còn 10,1%. Như vậy tính chung giai đoạn 2006- 2010 tỷ trọng KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản so với cả nước giảm từ 10,8% xuống còn 10,1% cho thấy xuất khẩu TCMN vào thị trường này thời gian qua không ổn định, đang gặp nhiều khó khăn.
Bảng 3.6 KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội
Năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
KNXK(Triệu USD) 0,95 1,2 1,6 2,1 2,5 2,8 3,1
Tốc độ tăng(%) - 26,3 33,3 31,25 19 12 10,7
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội Từ bảng số liệu cho thấy KNXK TCMN sang Nhật của công ty tăng trong giai đoạn 2004-2010,KNXK năm 2004 là 0,95 triệu USD đến năm 2010 tăng lên 3,1 triệu USD tăng mạnh nhất là 2007 với 31,25%, giai đoạn 2004-2007 tốc độ tăng KNXK cao và ổn định, còn sang giai đoạn 2008-2010 KNXK tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần,năm 2008 tăng 19%,năm 2009 giảm xuống còn 12% và đến 2010 chỉ còn 10,7%, cho thấy mặt
hàng TCMN xuất khẩu của công ty hiện nay đang gặp khó khăn và có xu hướng chững lại.
Bảng 3.7 Tỷ trọng KNXK TCMN sang Nhật của công ty so với cả nước
Năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Cả nước(Triệu USD) 50,78 60 74,86 83,58 97,2 92,72 113,52
Công ty(Triệu USD) 0,95 1,2 1,6 2,1 2,5 2,8 3,1
Tỷ trọng(%) 1,87 2 2,14 2,51 2,57 3,02 2,73
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội Như vậy so với tổng KNXK TCMN của cả nước thì KNXK của công ty còn khá nhỏ bé, mới chỉ chiếm khoảng 2-3%. Nhưng tỷ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 1,87% năm 2004 tăng lên 2,73% năm 2010, tăng cao nhất là năm 2009 với 3,02% cho thấy công ty đang dần khẳng định vị trí của mình trong xuất khẩu TCMN nước ta.
Bảng 3.8 KNXK TCMN sang thị trường Nhật so với tổng KNXK TCMN của cả công ty
Năm
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
KNXK sang Nhật (Triệu USD) 0,95 1,2 1,6 2,1 2,5 2,8 3,1
KNXK cả công ty (Triệu USD) 4,68 5,58 7,2 10,5 12,8 14 15,3
Tỷ trọng(%) 20,3 21,5 22,2 20 19,53 20 20,26
Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội Công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội xuất khẩu hàng TCMN ra hơn 30 nước trên thế giới, nhưng tỷ trọng KNXK sang Nhật luôn chiếm khoảng 20% tổng KNXK của công ty cho thấy Nhật là một thị trường xuất khẩu quan trọng, tiềm năng của công ty. Giai đoạn 2004-2006 tỷ trọng KNXK của công ty sang Nhật so với KNXK của cả công ty nhìn chung ổn định và có xu hướng tăng dần, tuy nhiên xuất khẩu sang thị trường này trong giai đoạn 2007-2010 tăng chậm chạp qua các năm,mức tăng đang có xu hướng giảm dần. KNXK TCMN sang Nhật năm 2006 chiếm 22,2% tổng KNXK TCMN của cả công ty, đến năm 2008 giảm mạnh nhất chỉ chiếm 19,53%, đến 2010 cũng chỉ
tăng nhẹ lên 20,26%. Như vậy tính chung giai đoạn 2004-2010 tỷ trọng KNXK TCMN sang thị trường Nhật so với tổng KNXK TCMN của cả công ty có xu hướng giảm dần, xuất khẩu sang thị trường Nhật chưa tìm được lối đi vững chắc.