Một số đề xuất với Nhà nước

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)

Để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng TCMN Nhà nước cần có sự đầu tư lâu dài, bài bản trong sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như: phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động và đặc biệt là vấn đề giữ gìn, bảo vệ môi trường....

Hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ về chi phí xúc tiến vận chuyển.

Do đặc điểm và khó khăn trong sản xuất kinh doanh hàng TCMN là cơ sở sản xuất thường là các đơn vị nhỏ, có vốn ít, hàng hoá là loại cồng kềnh... Do đó đề nghị Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí xúc tiến, tiếp thị mở rộng thị trường kinh doanh cụ thể là: -Hỗ trợ một phần chi phí thuê gian hàng khi các đơn vị tham gia hội chợ ở nước ngoài. - Nhà nước nên xem xét khả năng thành lập thêm một số các trung tâm xúc tiến thương mại tại các khu vực như thị trường xuất khẩu để thuận tiện cho việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường.

- Nhà nước cần có chính sách giảm các chi phí hoặc lệ phí thu tại cảng, cửa khẩu có liên quan đến việc giao hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cũng như giảm tiền cước phí, bưu phí gửi hàng mẫu cho khách hàng hoặc tham gia hội chợ.

Hỗ trợ cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm.

Hầu hết, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng TCMN đều chưa có điều kiện thiết lập một đội ngũ sáng tác mẫu mã nên hàng của Việt Nam đang mất dần sức hấp dẫn. Để hỗ trợ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, Philipin đã có một trung tâm thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm trong khi các nước Thái Lan, Myanma cũng có những tổ chức tương tự. Vì thế Nhà nước cần nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước này nhằm khắc phục những nhược điểm còn yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam.

Để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất khắc phục một số khó khăn hiện nay trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu khai thác ở trong nước, nhất là một số loại gỗ, mây tre, lá... đề nghị Nhà nước thực hiện một số biện pháp sau :

- Đối với gỗ nguyên liệu khai thác từ nguồn nguyên liệu tự nhiên sử dụng biện pháp giao hạn mức cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, đề nghị ưu tiên cho các đơn vị có hợp đồng xuất khẩu gỗ mỹ nghệ. Các đơn vị này phải quyết toán việc sử dụng gỗ nguyên liệu cho các hợp đồng để được giao hạn mức cho các năm sau và được nhận gỗ trực tiếp từ các đơn vị thai thác gỗ.

- Đối với các đơn vị khác như song mây tre lá... Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ xây dựng các vùng trồng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.

Chính sách thuế

- Cải tiến thủ tục nộp thuế VAT và hoàn thuế cần sớm được giải quyết kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

- Điều chỉnh mức thuế thu nhập DN cho và linh hoạt hơn đối với các yêu cầu về hóa đơn đầu vào co phù hợp với điều kiện thực tế.

- Có chính sách thuế ưu đãi để hình thành các khâu sản xuất hàng TCMN xuất khẩu, các của hàng giới thiệu sản phẩm.

Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh:

- Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu hàng TCMN thúc đẩy nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh.Theo hướng đó cần có chính sách khuyến khích sự hình thành và phát triển các chủ thể có tính linh hoạt cao, có hình thái tổ chức cho phép ra quyết định nhanh, đảm bảo tín hiệu thị trường không bị lệch lạc.

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mặt hàng TCMN theo hướng tích cực, luôn có sự xuất hiện của chủng loại, mẫu mã sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w