Các nhân tố thuộc năng lực của ngành và các DN xuất khẩu

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 31)

 Nguồn nhân lực: nhân lực cho ngành TCMN gồm những nghệ nhân, thợ thủ công,chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.Nước ta có một lực lượng lao động dồi dào hơn nữa

đặc điểm sản xuất của nghề này sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng là nơi ở của người lao động nên có khả năng thu hút nhiều lao động từ lao động thời vụ, nông nhàn đến lao động trên, dưới độ tuổi lao động như trẻ em tham gia học việc, giúp việc.Tuy nhiên lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua ngành có thu nhập cao, làm cho sản xuất TCMN gặp khó khăn về lao động có tay nghề. Đối với công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội nguồn nhân lực lại là một lợi thế rất tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nguồn nhân lực tại các phòng ban trong công ty hầu hết có trình độ đại học và trên đại học có khả năng hoạch định và quản lý tốt các hoạt động kinh doanh của công ty, đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm và luôn đổi mới có khả năng đáp ứng nhanh đối với yêu cầu của khách hàng.

 Nguồn vốn: Hầu hết các DN là các đơn vị sản xuất nhỏ thiếu vốn nên khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại hạn chế làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm. Thiếu vốn cũng là tình trạng chung của hầu hết các DN Việt Nam, nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, đánh mất cơ hội kinh doanh, mất bạn hàng, quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, thường không đáp ứng được các đơn hàng lớn từ phía Nhật. Đối với công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội, cũng như hầu hết các DN xuất khẩu Việt Nam do nguồn vốn hạn hẹp nên việc đầu tư cho nghiên cứu tiếp cận thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại ít được chú trọng dẫn đến sản phẩm nhiều khi không đáp ứng được những thay đổi của thị trường, bị lỗi mốt, chất lượng không đảm bảo làm cho giá thành giảm.

 Nguồn nguyên liệu: hàng TCMN do sử dụng nguyên liệu trong nước đặc biệt là nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu của nông lâm sản, mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ cao, có những mặt hàng hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị KNXK, đồng thời xuất khẩu TCMN giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp, góp phần tích cực bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế. Tuy nhiên ngày nay tình trạng khai thác bừa bãi dẫn đến nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt,

các DN không ổn định được nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sản lượng XK. Trong những năm qua nguồn nguyên liệu mà công ty sử dụng chủ yếu từ trong nước sẵn có, giá thành rẻ nên lợi nhuận thu về cao, tuy nhiên năm 2011 công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, nguồn nguyên liệu cạn kiệt chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt tới doanh thu.

 Khoa học công nghệ: hầu hết các cơ sở sản xuất dựa trên kỹ thuật sản xuất truyền thống, dụng cụ lao động thô sơ nên cũng tạo cho sản phẩm nét độc đáo riêng. Ngày nay trong nền kinh tế toàn cầu hóa, KHCN phát triển mạnh, một số cơ sở sản xuất đã trang bị thiết bị hiện đại rút ngắn thời gian, tăng năng suất lao động nhưng nhìn chung việc đổi mới công nghệ ở các làng nghề chậm, chưa được thực hiện một cách hệ thống. Đối với công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội việc sản xuất hàng TCMN cũng chủ yếu băng thủ công, phát huy các thế mạnh của các nghệ nhân đến từ các làng nghề truyền thống của Việt Nam nên sản phẩm có ưu thế là hội tụ được nhiều tinh hoa văn hóa mà người Nhật yêu thích.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 31)