Xu hướng phát triển XK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản trong những năm tớ

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 49)

những năm tới

Xuất khẩu TCMN mang lại giá trị gia tăng lớn, có thể coi là một trong những ngành hàng mũi nhọn cần tập trung phát triển xuất khẩu trong thời gian tới, sản phẩm Việt Nam cũng tương đối khá được ưa chuộng về mặt thiết kế trên thị trường Nhật Bản, nơi mà người tiêu dùng thích những đường nét đơn giản và hiện đại. Song ảnh ưởng của động đất, sóng thần vừa qua tại Nhật có thể làm thị trường xuất khẩu TCMN của nước ta bị thu hẹp, những tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, VSATTP…của sản phẩm có thể sẽ gắt gao hơn. Trong đó các mặt hàng gốm sứ, gỗ mỹ nghệ và đặc biệt là mây tre đan vẫn là những mặt hàng chủ lực mà thị trường Nhật có nhu cầu lớn. Hướng thâm nhập chủ yếu và thị trường này trong thời gian tới chuyển sang sản xuất các mặt hàng tinh xảo, có mẫu mã độc đáo phù hợp thị hiếu người tiêu dùng

Tầm nhìn, chiến lược phát triển xuất khẩu ngành TCMN Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020 là:

- Xây dựng, tổ chức chặt chẽ và hợp tác hiệu quả giữa các DN sản xuất và XK TCMN. - Xuất khẩu hàng TCMN hướng tới bền vững.

- Xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu thô bền vững, phát triển nhà xuất khẩu hàng thủ công thành các doanh nghiệp có khả năng hoạt động tiếp thị xuất khẩu quốc tế nhằm tăng KNXK, tạo việc làm, tăng thu nhập cho thợ thủ công ở khu vực nông thôn.

- Tích cực phát triển xuất khẩu để gia tăng thị phần sản phẩm TCMN tại Nhật, tăng cường các hoạt động thương mại nhằm tận dụng cơ hội do quan hệ đối ngoại mang lại.

Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty:

Quan điểm kinh doanh của Công ty những năm tới là “Tập trung xây dựng, phát triển các mối quan hệ bền vững với khách hàng từ đó đẩy mạnh xuất khẩu thu lợi nhuận ngày càng cao”. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn của Công ty hiện nay, ban lãnh đạo đã đề ra phương hướng hoạt động của Công ty thời gian tới như sau :

- Chú trọng mở rộng các mối quan hệ thương mại với các thị trường xuất khẩu

- Khuyến khích nhiều biện pháp để tăng nhanh xuất khẩu hoặc liên doanh liên kết để xuất khẩu, phát triển các hình thức gửi bán giới thiệu hàng hoá.

- Tiếp tục tập trung vào một số mặt hàng chủ lực theo phương hướng phát triển sản phẩm để giữ thị trường.

- Nghiên cứu các hoạt động của các tổ chức quốc tế, chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, các chính sách, chế độ của Nhà nước.

- Thực hành tiết kiệm phấn đấu giảm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận.

- Đào tạo nhân lực cả về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ để tiến hành đổi mới cơ cấu lao động. - Thực hiện kế hoạch đặt ra năm 2011 là: KNXK sang thị trường Nhật đạt 3 triệu USD. Công ty sẽ tập trung vào 2 mặt hàng chủ yếu là mây tre đan và gốm sứ, là mặt hàng thế mạnh của công ty.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w