Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 52)

-Các DN sản xuất hàng TCMN nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất TCMN. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin của người mua hàng.

- Người Nhật tiêu dùng sản phẩm theo mùa vụ, chu kỳ sống sản phẩm rất ngắn nên họ đòi hỏi rất khắt khe về thời hạn giao hàng, các DN phải nhanh nhạy mới đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nếu ký được hợp đồng DN cần huy động nhân lực vào sản xuất để không làm lỡ thời gian giao hàng. Do đó đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho nguồn nhân lực là rất cần thiết.

-Bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.

- Cần định đúng giá thành sản phẩm, đảm bảo cân bằng giữa chất lượng và giá thành dựa trên đặc điểm: người tiêu dùng Nhật Bản sẵn sàng trả tiền cho những mặt hàng giá cao nếu họ thấy nó là cần thiết, thỏa đáng.

- Coi trọng chữ “tín” trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w