Hoạt động xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật của ngành TCMN nước ta từ năm 2006 cho đến nay được đánh giá là có những bước phát triển phát tuy nhiên, những phát triển này không đều và không ổn định qua các năm, bên cạnh những thành công thì ngành xuất khẩu TCMN nói chung và công ty TNHH Thương mại và mỹ nghệ Phố Hội nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế so với tiềm năng đặc biệt là những năm gần đây doanh thu XK mặc dù có tăng nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, những tồn tại như :
- Về quy mô, KNXK: Trong những năm vừa qua XK hàng TCMN sang Nhật đã góp phần đáng kể vào KNXK chung sang thị trường này, tuy nhiên vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra, KNXK tăng trưởng chưa vững chắc, dễ bị tổn thương và đang có xu hướng chững lại. KNXK TCMN sang Nhật chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ bé trong tổng KNNK TCMN của nước này. Quy mô sản xuất nhỏ và manh mún, việc áp dụng khoa học công nghệ chưa được thực hiện triệt để, dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu với số lượng lớn của nhà nhập khẩu. Các DN xuất khẩu TCMN nước ta thường có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, nên chúng ta thường để tuột các hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn. Tình trạng không giao đủ hàng và không giao hàng đúng hạn hợp đồng xảy ra thường xuyên làm mất uy tín của ngành. Đầu 2011 do tác động của thảm họa động đất sóng thần đã làm giá sản phẩm và sức mua của mặt hàng mây tre đan giảm,các đơn hàng bị hoãn lại làm KNXK mây tre đan nước ta giảm mạnh.
- Yếu kém về chất lượng trong phát triển xuất khẩu: Nhiều lô hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật bị trả về do không đáp ứng được các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và các quy định nhập khẩu của phía Nhật. Hiện nay sau thảm họa động đất sóng thần, các quy định về chất lượng, VSATTP…đối với hàng nhập khẩu của Nhật gắt gao hơn làm cho các DN Việt Nam lúng túng, nhiều sản phẩm chất lượng vốn đã kém nên không đáp ứng kịp thời các tiêu chuẩn khắt khe hơn. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp thị hiếu tiêu dùng của người Nhật, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn…Những mặt hàng sản xuất mang tính đặc trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng.
- Việc nâng cao hiệu quả phát triển còn yếu kém:Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và
kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng tác lâu dài, thiếu tin cậy lẫn nhau, tranh mua tranh bán làm giảm hiệu quả kinh doanh. Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại kém, hang hóa nhiều khi phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, cải tiến máy móc thiết bị dẫn đến hạn chế việc phát triển và nâng cao số lượng lẫn chất lượng xuất khẩu. Hầu hết các DN xuất khẩu Việt Nam chưa có đăng ký nhãn hiệu thương mại tại Nhật, nên rất khó khăn trong việc hợp pháp hóa các mặt hàng TCMN XK của Việt Nam trên thị trường này.
- Tiềm năng XK hàng TCMN là rất lớn nhưng tính bền vững chưa cao:hiện nay ngành
TCMN nước ta vẫn chưa tìm ra lối thoát cho tình trạng sao chép mẫu mã, tranh chấp bản quyền giữa các DN dẫn đến hạn chế sự phát triển. Nhận thức về uy tín thương hiệu còn mờ nhạt, phần lớn các cơ sở chỉ tập trung làm hàng chợ, gặp khách thì bán mà không quan tâm xem hàng của mình sẽ đi về đâu, mang thương hiệu của ai. Bên cạnh đó trong sản xuất TCMN lò thủ công truyền thống còn chiếm số lượng lớn nên vấn đề ô nhiễm môi trường rất nặng nề, đặc biệt là trong các làng nghề tập trung nhiều DN, ô nhiễm khí thải, bụi than… ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân trong vùng.