-Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình. Quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ những khâu đầu tiên như việc giao nhận nguyên vật liệu, quy trình công nghệ đến kiểm tra hàng hóa cẩn thận trước khi xuất khẩu, nó không chỉ tạo sự ổn định về chất lượng mà còn giảm được những hao phí không đáng có do sản phẩm bị hỏng hay trả lại, tiết kiệm thời gian lao đọng, giảm giá thành sản phẩm…
- Duy trì chất lượng sản phẩm tốt và ổn định. Đây là một trong những yếu tố đảm bảo thành công cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Các mặt hàng có chất lượng cao là cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn là chất lượng của sản phẩm phải ổn định, không cần phải đưa ra những sản phẩm có chất lượng vượt quá yêu cầu sử dụng. Đồng thời, khi nghiên cứu thị trường này, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề khách hàng sẽ mua gì bởi thực tế, khách hàng rất quan tâm đến tính hữu dụng của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí trong gia đình.
- Còn các DN sản xuất nhất thiết phải tăng cường phát triển về mẫu mã, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. Muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật cần thiết kế chuyên nghiệp hơn, sử dụng thích hợp các chất liệu, vật liệu sản xuất
sản phẩm, có kèm theo thông tin hướng dẫn cụ thể về tính năng, công dụng, cách sử dụng sản phẩm, sản phẩm phải hài hoà với nhu cầu sử dụng của người Nhật.
- Phải chú trọng tới bao gói của sản phẩm bởi để bán được ở thị trường Nhật công đoạn đóng gói rất quan trọng, người Nhật có thói quen dùng hàng TCMN làm quà tặng nên những mặt hàng không quan tâm đến bao gói sẽ khó tiêu thụ. Trong nhiều trường hợp
doánh số bán hàng phụ thuộc vào việc đóng gói xấu hay đẹp vì vậy các DN phải quan tâm tới khâu bao gói để đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng.