Kết quả phân tích phiếu phỏng vấn

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 35)

- Khó khăn của DN trong phát triển xuất khẩu TCMN sang Nhật thời gian qua: Khó khăn lớn nhất là khả năng tiếp cận thị trường yếu kém, bên cạnh đó còn nhiều khó khăn khác như nguồn nhân lực trình độ thấp, nguồn vốn hẹp, sản phẩm chất lượng kém, mẫu mã kiểu dáng chậm đổi mới.

- Đánh giá chất lượng sản phẩm nhìn chung khá tốt nhưng chưa được khách hàng đánh giá cao do ảnh hưởng của các vấn đề như yếu về thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, chưa đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP, ngoài ra thiếu vốn làm cho các DN không đáp ứng các đơn hàng lớn.

- Đánh giá về mẫu mã kiểu dáng của sản phẩm TCMN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hiện nay: nhìn chung tất cả các ý kiến đều cho rằng kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm chậm đổi mới, ít chủng loại, hầu hết các sản phẩm đều sao chép lại các mẫu mã đã có, không có sự sáng tạo linh hoạt trong thiết kế kiểu dáng mãu mã, màu sắc sản phẩm. - Triển vọng phát triển xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật có nhiều tiềm năng và Nhật Bản là 1 thị trường mục tiêu trong xuất khẩu mặt hàng này. Bên cạnh đó hậu quả của động đất và sóng thần vừa qua có thể tác động không tốt tới xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật trong thời gian tới.

- Khó khăn đối với các DN xuất khẩu TCMN trong thời gian tới: Hàng hóa của các DN sẽ bị cạnh tranh nhiều hơn về mặt giá cả do chi phí sản xuất đầu vào đã tăng trên 20%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng bị thiếu hụt 1/3 lượng lao động cần thiết để phục vụ sản xuất các đơn hàng xuất khẩu.

- Đánh giá về hoạt động tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của các DN xuất khẩu TCMN: các hoạt động tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại nói chung chưa

được đầu tư và chú trọng đúng mức, các DN tiếp cận đối tác còn yếu kém và chậm chạp dẫn đến hoạt động xuất khẩu kém hiệu quả.

- Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu TCMN sang thị trường Nhật của DN: DN cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề tiếp cận thị trường Nhật, tìm hiểu thị hiếu khách hàng, đông thời nâng cao chất lượng VSATTP của sản phẩm, chú ý tới việc thay đổi kiểu dáng mẫu mã sản phẩm chu phù hợp.

- Ý kiến đống góp với Nhà nước và các cơ quan bộ ngành nhăm phát triển xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật trong thời gian tới: trợ giúp DN trong việc tiếp cận thị trường tìm đối tác xuất khẩu, có chính sách khuyến khích xuất khẩu, ưu đãi cho ngành nghề truyền thống, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 35)