Trong quá trình đổi mới và phát triển hoạt động ngân hàng, cùng với việc thị trường hóa các quan hệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nước ta cũng đã từng bước hình thành và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng. Trong cơ cấu thị trường tài chính, thị trường tín dụng giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Thị trường tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với việc huy động vốn và phân bố các nguồn vốn nhàn rỗi một cách tiết kiệm và hiệu quả. Thị trường tín dụng phát triển lành mạnh là một nhân tố cần thiết bảo đảm sự an toàn cho các tổ chức kinh tế khác.
Ở nước ta hiện nay, tính đến đầu năm 2012, hệ thống các TCTD (bao gồm các tổ chức thương mại và các TCTD khác) có 2 NHTM thuộc sở hữu nhà nước, 40 NHTM thương mại cổ phần, 14 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài và 6 ngân hàng liên doanh ( Thống kê của Ngân hàng nhà nước).Bên cạnh đó số lượng các chi nhánh và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam cũng là một con số rất lớn.
Với số lượng các TCTD như trên có thể nói số lượng ngân hàng ở nước ta là khá đông đảo, loại hình ngân hàng cũng khá phong phú, các TCTD và cũng đã bám sát và mở rộng đến các địa bàn kinh tế, cả ở thành thị và nông thôn. Đó cũng đánh dấu bước phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới theo cơ chế thị
chuyển đổi cơ chế vận hành của nền kinh tế nói chung và chuyển đổi hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng, thị trường tín dụng mới có điều kiện phát triển toàn diện và nhanh chóng. Thị trường đã giải quyết một lượng vốn tín dụng ngân hàng khá lớn, có vai trò chủ yếu hiện nay cung ứng vốn cho nền kinh tế.
* Những bất cập trong hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay ở Việt Nam:
Nhìn chung các NHTM nước ta có quy mô nhỏ bé, vốn tự có thấp (trừ các chi nhánh nước ngoài và ngân hàng liên doanh). Tổng vốn tự có chỉ chiếm 5,4% tổng nguồn vốn của các TCTD, trong đó vốn điều lệ chiếm 3,4%. Đây là hạn chế lớn nhất để có thể mở rộng việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa hoạt động của các TCTD. Cũng do vốn tự có thấp, nên còn nhiều NHTM không đủ khả năng đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc mở rộng hoạt động nghiệp vụ, trước hết là mở rộng cho vay, bảo lãnh tín dụng, cho vay đối với khách hàng lớn.
Thêm nữa, chính sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín dụng trong điều kiện khả năng kiểm soát thị trường của chính phủ còn hạn chế, cộng với các khuyết điểm nội sinh vốn có của thị trường và tồn đọng của cơ chế kinh tế cũ. Đã làm cho thị trường tín dụng đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, thiếu ổn định và phát triển chưa thật sự lành mạnh. Hơn nữa, trong bối cảnh tăng cường và mở rộng hội nhập quốc tế, mà trước hết là thực hiện cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và các cam kết sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, thị trường tín dụng trong nước cũng sẽ đối mặt với không ít những thách thức tác động từ nhiều phía, kể cả các yếu tố nội tại khó khăn của nền kinh tế, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế đang đặt ra.
Đối với các hệ thống TCTD, năng lực giám sát cho vay và quản trị rủi ro chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, áp lực cho vay theo chỉ định đã giảm song vẫn còn. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng diễn ra còn chậm và còn gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn có nguy cơ tiếp tục phát sinh do tín dụng được mở rộng khá nhanh, một số tổ chức tín dụng có xu hướng nới lỏng điều kiện vay vốn, hạ thấp lãi suất để giành lấy khách hàng. Sự mất cân đối về thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn cho vay
dài hạn của một số TCTD cần được xem xét lại một cách cẩn thận, tránh trở thành những tác nhân có thể gây ra những bất ổn trên thị trường tín dụng.
Các TCTD ngày càng tăng nhanh, đó là điều cần thiết để thị trường tín dụng phát triển. Tuy nhiên khi có càng nhiều TCTD và các định chế tài chính thì sự cạnh tranh trên thị trường tín dụng ngày càng gay gắt.
Lãi suất tín dụng còn có những biến động và chưa thật sự là giá cả của tín dụng được xác định bởi cung cầu vốn trên thị trường. Nguyên nhân, phần là do sự điều tiết khách quan của thị trường do bị tác động bởi các yếu tố chủ quan, phần do sự chủ quan của cơ chế chính sách, phần do áp lực vốn của nền kinh tế đối với các TCTD, nhất là các TCTD nhà nước trong thời gian gần đây.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN AN BÌNH CHI NHÁNH HUẾ. 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình Tiếng Anh: ABBANK
Vốn điều lệ: 3.482 tỷ đồng
Hội sở: 170 Hai Bà Trưng – Phường Đa Kao – Quận1 – Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 38 244 855 Fax: (84-8) 38 244 856
Website: abbank.vn
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp vào ngày 13 tháng 5 năm 1993 với vốn điều lệ 1 tỷ đồng.
Với tầm nhìn hướng đến trở thành một Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại trọng tâm bán lẻ theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
Sau 17 năm thành lập và phát triển ngân hàng thương mại cổ phần ABBANK đã có sự bứt phá về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, ABBANK đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10000 khách hàng DN và trên 100000 khách cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới gần 90 Chi nhánh và phòng
giao dịch. Doanh số huy động, cho vay ngày càng lớn, chất lượng hoạt động kinh danh ngày càng được nâng lên và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ ngân hàng để đáp ứng phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh và là 1 trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay.
Tại ABBANK khách hàng không chỉ hài lòng với chất lượng sản phẩm đa dạng và linh hoạt mà còn bởi chất lượng phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Với sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Tập Đoàn Điện Lực VN (EVN), đối tác chiến lược nước ngoài là Maybank – Ngân hàng lớn nhất của Malaisia, và các đối tác khách hàng như Prudential, Tổng công ty bưu chính VN (VNPost), Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel)… ABBANK đang tiến tới gần 1 mô hình “siêu thị tài chính” hiện đại.
Các nhóm khách hàng mục tiêu của ABBANK bao gồm: khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân, và nhóm khách hàng đầu tư.
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài chính Ngân hàng trọn gói: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khách hàng, sản phẩm tài khoản khách hàng, dịch vụ thanh toán quốc tế…
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tiêu dùng linh hoạt, an toàn, hiệu quả như: cho vay tiêu dùng có thế chấp, cho vay tín chấp.
Với một hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc:
Hiện nay ngân hàng đã có tổng cộng trên 30 chi nhánh trên khắp cả nước, trải dài từ Bạc Liêu đến Sơn La và hệ thông gần 100 phòng giao dịch đa năng khắp các tỉnh và thành phố.
Tại chi nhánh Huế :
+ Phòng giao dịch số 100 Nguyễn Huệ
2.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Chi nhánh Huế 2.1.2.1. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng An Bình tại Huế
Địa chỉ: Số 100 Nguyễn Huệ - Phường Vĩnh Ninh – Thành Phố Huế Điện thoại: (84-054) 220 999 - (84-054) 3599333 - (84-054) 2227 999
Hiện nay trên địa bàn TP Huế với sự hiện diện của gần 30 ngân hàng và ngân hàng có mặt tại Huế chính thức từ năm 2008 đầu tiên là một phòng giao dịch của ngân hàng An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng. Sau đó đến năm 2009 chính thức khai trương chi nhánh Huế với trụ sở chính tại số 100 Nguyễn Huệ - Phường Vĩnh Ninh – TP Huế, với sự phát triển đó tính đến thời điểm hiện tại ngoài trụ sở chính ngân hàng đã có thêm 2 phòng giao dịch là PGD Đông Ba và PGD Bà Triệu.
Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Huế cũng như bao ngân hàng TMCP khác đóng vai trò là trung gian tài chính và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng bao gồm: Huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác như: Thu cước điện, nước, thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ khác…..
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH ABBANK – CHI NHÁNH HUẾ
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Huế
2.1.2.2. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP An Bình – chi nhánh Huế chi nhánh Huế
2.1.2.2.1. Tình hình sử dụng lao động tại NH An Bình – chi nhánh Huế
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng quyết định mọi sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất cứ đơn vị nào. Sự thay đổi về nhân lực tác động đến bộ máy tổ chức cũng như thể hiện được quy mô hoạt động của đơn vị.
Thông qua bảng số liệu, có thể thấy tổng số lao động tại tại ngân hàng An Bình – Chi nhánh Huế biến động nhẹ qua các năm, cụ thể như năm 2010 số lao động tăng 2 người tương ứng 6.7% so với năm 2009 là 30 người, và năm 2011 tăng 4 người tương ứng 12,5%. Mặc dù giai đoạn này chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng sự gia tăng về số lượng là một điều đáng mừng bởi cho thấy chi nhánh đã huy động kinh doanh có hiệu quả
Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động tại NH TMCP An Bình – chi nhánh Huế trong giai đoạn 2009 - 2011 Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 30 100 32 100 36 100 2 6.7 4 12,5 Giới tính Nam 12 40 12 37,5 13 36,1 0 0 1 8,3 Nữ 18 60 20 62.5 23 63,9 2 11.1 3 15 Trình độ Trên đại học 2 6.,7 2 6,3 2 5,6 0 0 0 0 Đại học 22 73,3 24 75 26 72,2 2 9,1 2 8,3 Cao đẳng 2 6,7 2 6,3 4 11,1 0 0 2 100 Trung cấp 3 10 3 9,4 3 8,3 0 0 0 0 Lao động phổ thông 1 3,3 1 3,1 1 2,8 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng hành chính NHTMCP An Bình – chi nhánh Huế)
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của NH An Bình Huế đáp ứng yêu cầu của công việc, cán bộ có trình độ đại học chiếm trên 70%. Ngoài số lượng nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm, đa phần lao động của NH là những nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo. NH đã và đang đầu tư hơn nữa vào nhân tố con người như việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên và có những hoạt động làm phát huy hơn nữa nhân tố này.
2.1.2.2..2. Hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011
Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tạo ra nhiều cơ hội song cũng không ít khó khăn thử thách trên con đường hội nhập và phát triển.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCP An Bình – chi nhánh Huế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 GT % GT % GT % +/- % +/- % I. Thu nhập 73.121 100 90.623 100 116.235 100 17.502 23.94 2.5612 28,26
Thu từ lãi cho vay 63.441 86,76 75.491 83,30 90.265 77,66 12.050 18.99 1.4774 1957
Thu từ hoạt động dịch vụ 6.415 10,11 11.101 12,25 20.365 17,52 4.686 73.05 9.264 83,45
Thu nhập bất thường 230 3,59 550 0,61 826 0,71 320 139.13 276 50,18
Thu khác 3.035 1319,57 3.481 3,84 4.779 4,11 446 14.70 1298 37,29
II. Chi phí 55.636 100 69.656 100 80.563 100 14.020 25.20 10.907 15,66
Chi huy động vốn 36.254 65,16 43.341 62,22 46.178 57,32 7.087 19.55 2.837 6,55
Chi cho nhân viên 3.254 5,85 15.154 21,76 7.885 9,79 11.900 65,70 -7.269 -47,97
Chi cho công tác kho quỹ và thanh toán 895 1,61 1.013 1,45 1.462 1,81 118 13,18 449 44,32
Chi về tài sản 756 1,36 963 1,38 1.025 1,27 207 27,38 62 6,44
Chi cho hoạt động quản lý công cụ 1.035 1,86 1.564 2,25 1.865 2,31 529 51,11 301 19,25
Chi về dự phòng BHTG 9.265 16,65 11.182 16,05 14.210 17,64 1.917 20,69 3.028 27,08
Chi phí khác 4.177 7,51 6.439 9,24 7.938 9,85 2.262 54,15 1.499 23,28
III. Lợi nhuận 17.485 31,43 20.967 30,10 35.672 44,28 3.482 19,91 14.705 70,13
GVHD: PGS – T.S Nguyễn Tài Phúc
Thu nhập tăng nhanh qua các năm, thu nhập chủ yếu của NH từ hoạt động thu lãi cho vay, ở mức 80% tổng doanh thu. NH đã làm tốt công tác thẩm định, sàng lọc khách hàng nên công tác thu hồi nợ cả gốc và lãi dễ dàng.
Chi phí tăng đều qua 3 năm 1 phần do thu nhập tăng bên cạnh đó là sự biến động mạnh của nền kinh tế mà cụ thể là lạm phát đã kéo theo những chi phí tăng cao.
Mức tăng lên của thu nhập lớn hơn mức tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận cũng tăng qua 3 năm, đây là 1 thành tích tốt của ngân hàng. Tuy vậy ngân hàng vẫn cần có những biện pháp khắc phục hợp lý nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra và cần thường xuyên tăng cường công tác quản lý chi phí tốt để lợi nhuận được tăng cao.
2.1.2.2.3. Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2009 – 2011
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản và nguồn vốn tăng nhanh qua các năm, cụ thể năm 2010 tài sản tăng 125,943 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 61.3%. Năm 2011 tăng 120,606 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng 36.41%.
Tài sản: tập trung chủ yếu ở lĩnh vực đầu tư, cho vay. Ngân hàng đã tích cực đầu tư và cho khách hàng vay 118,126 triệu đồng năm 2009 và chỉ đến năm 2011 con số này đạt 308,875 triệu đồng.
Nguồn vốn: tỷ trọng nguồn vốn huy động lớn, chiếm đến 90% tổng nguồn vốn, tăng cao qua các năm. Mức tăng trưởng này có được do năm 2010 NH đã linh hoạt áp dụng các cơ chế ưu đãi về lãi suất nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng gửi tiền, đồng thời duy trì các chính sách chăm sóc khách hàng cũng như chú trọng công tác marketing, quảng cáo, tuyên truyền và khuyến mãi.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả, có những chuyển biến tích cực và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán NH TMCP An Bình – chi nhánh Huế giai đoạn 2009-2011 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010Năm 2011 2010/2009 So sánh2011/20010 SL % SL % SL % +/- % +/- %