Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô trường quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh huế (Trang 71 - 72)

AN BÌNH- CHI NHÁNH HUẾ

3.1. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ABBank- CN Huế

3.1.1. Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô trường quản trị rủi ro tín dụng dụng

3.1.1.1. Định kỳ xem xét lại các chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng

Các chính sách về tín dụng: Quy trìdnh đánh giá đối với hoạt động tín dụng, Chính sách tín dụng; Hướng dẫn cho vay sản xuất kinh doanh, hướng dẫn cho vay sản xuất kinh doanh Càphê, gạo….

Các chính sách về tài sản đảm bảo: Quy trình nhận tài sản đảm bảo, Quy chế về tài sản đảm bảo. Hướng dẫn nhận tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản …

3.1.1.2. Nâng cao việc nhận dạng và quản trị rủi ro trong các sản phẩm và hoạt động ngân hàng.

Hàng năm, các Phòng Ban như: Phát triển sản phẩm, Marketing, Quản lý chất lượng….Phối hợp thực hiện đánh giá lại những sản phẩm và dịch vụ đã đưa vào sử dụng, đánh giá giá trị sử dụng và hiệu quả trên các phương diện của sản phẩm và dịch vụ và báo cáo lên Giám đốc để có quyết định xử lý kế tiếp.

3.1.1.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình.

Chính sách tín dụng là nền tảng và là kim chỉ nam cho các hoạt động tín dụng của ABBank. Nội dung chính của Chính sách tín dụng gồm: định hướng phát triển tín dụng và mức độ chấp nhận rủi ro – khẩu vị rủi ro tín dụng của riêng ABBank; các nguyên tắc hành vi ứng xử đối với mối quan hệ nội bộ và tương tác với đối tác bên ngoài trong hoạt động tín dụng để củng cố văn hóa tín dụng của ABBank.

GVHD: PGS – T.S Nguyễn Tài Phúc

Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

3.1.1.5 Xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân sự :

Để đảm bảo duy trì đủ nguồn nhân lực có chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại các phòng tín dụng ABBank –Chi nhánh Huế luôn thiếu, trong khi đó các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn, khiến hàng loạt các nhân sự tốt chuyển đi. Đứng trước tình hình như vậy, việc xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân sự để bù đắp vào các lỗ hỏng nhân sự hiện nay là đòi hỏi bức thiết và cấp bách. Do thiếu nhân lực, nên số lượng hồ sơ các cán bộ tín dụng còn lại phải quản lý sẽ trở nên quá tải và không đủ thời gian để kiểm soát sau khi cho vay trong khi lượng hồ sơ mới từ khách hàng mới luôn phát sinh hàng ngày.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh huế (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w