Cơ chế sinh bệnh:

Một phần của tài liệu Tài liệu VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ppt (Trang 156 - 157)

Những kiến thức mới về miễn dịch học và sinh học phân tử đã làm sáng tỏ hơn cơ chế sinh bệnh viêm khớp dạng thấp.

- Khởi đầu, tác nhân gây tác động vào cơ thể đã có sẵn cơ địa thuận lợi và những yếu tố di truyền dễ tiếp nhận, tác nhân này làm thay đổi tính kháng nguyên của màng hoạt dịch khớp, sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, rồi cũng chính kháng thể này trở thành tác nhân (kháng nguyên IgG) kích thích cơ thể sinh ra một số kháng thể chống lại nó, gọi là tự kháng thể IgM anti IgG, kháng thể lúc đầu (kháng nguyên IgG) và tự kháng thể (IgM anti IgG) với sự có mặt của bổ thể kết hợp với nhau trong dịch khớp tạo thành những phức hợp kháng nguyên kháng thể.

- Những phức hợp kháng nguyên kháng thể này được thực bào bởi bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào. Sau đó các bạch cầu này sẽ bị phá hủy bởi chính các men tiêu thể mà chúng giải phóng ra để tiêu các phức hợp kháng nguyên kháng thể nêu trên.

- Sự hiện diện của phức hợp kháng nguyên kháng thể, và hiện tượng thực bào, tác động đến tất cả các hoạt động sinh học: hệ bổ thể nhất là từ C1 đến C6 hoạt hóa hệ Kinin, hệ tiêu Fibrin, hệ đông máu phối hợp với các Cytokinines của tế bào lympho T sinh ra collagen và transin-stromalysin gây biến đổi và tạo quá trình viêm, cũng như sinh các proteoglycan ở khớp về tác động hủy xương dưới sụn và hủy sụn. Các mô ở khớp tăng sinh tổng hợp Kinin, Prostaglandine, yếu tố Hagemen là các yếu tố tích cực gây nên hiện tượng viêm.

- Các bạch cầu đa nhân trung tính tập trung trong dịch khớp, các tế bào nội mạc điều chỉnh hoạt động đông máu, tiêu Fibrin và tiết dịch cũng như giải phóng các phần tử dính mạch máu, và các tế bào đại thực bào sau khi thực bào giải phóng các chất trung gian … gây nên một hiện tượng viêm đặc trưng của viêm khớp dạng thấp.

Nhìn một cách tổng thể thì lympho T là tác nhân điều hành chủ yếu của đáp ứng miễn dịch và các cytokines có vai trò bản lề trong điều hòa các đáp ứng miễn dịch trong một khởi phát viêm, cũng như duy trì màng hoạt dịch của viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra còn có vai trò của Interleukin, Interferon, nồng độ RNA thông tin cho sự tổng hợp Interleukin tác động đến việc tăng tiết Prostaglandine E2, Thromboxan trong viêm khớp dạng thấp.

Một phần của tài liệu Tài liệu VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ppt (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w