1- Nguyên tắc điều trị:
- Điều trị triệu chứng. - Hư bổ toàn thân.
2- Cách chọn huyệt:
- Chọn huyệt trên mạch Nhâm, mạch Đốc và 3 kinh âm ở chân. - Huyệt chủ: Đới mạch, Bạch hoàn du, Khí hải, Tam âm giao.
• Nếu Thấp nhiệt: Hành gian, Ăm lăng tuyền. • Nếu Thấp hàn: Quan nguyên, Túc tam lý.
• Nếu Hư chứng: Bổ Tỳ: Tỳ du, Thái bạch, Phong long. Bổ Thận: Thận du, Thái khê, Phi dương. - Kỹ thuật châm:
• Thấp nhiệt: Châm tả không cứu. • Đàm thấp: Châm bình bổ, bình tả. • Hư chứng: Châm hoặc cứu bổ. •
RỐI LOẠN KINH NGUYỆTI- ĐỊNH NGHĨA: I- ĐỊNH NGHĨA:
Chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bằng sự chảy máu từ âm đạo có chu kỳ, xảy ra khi niêm mạc tử cung (nội mạc chức năng) bị bong ra và chảy máu. Thời gian của mỗi chu kỳ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (ngày bắt đầu là ngày đầu tiên chảy máu).
Bình thường, phụ nữ ở lứa tuổi hoạt động sinh dục có thời gian vòng kinh nguyệt trung bình là 28 (± 3) ngày, thời gian hành kinh 4 (± 2) ngày, lượng mất máu trung bình là 40 - 100 ml. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có phóng noãn chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Progesterone kết hợp với Estrogen (từ ngày 13 đến ngày thứ 28 của chu kỳ 28 ngày).
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo. Cụ thể là:
- Sự thay đổi về chu kỳ hành kinh: • Trước kỳ: sớm hơn 7 ngày. • Sau kỳ: châm hơn 7 ngày. - Thay đổi về tính chất:
• Số lượng máu ra nhiều hoặc ít hơn bình thường. • Số ngày hành kinh ngắn hoặc dài.
• Màu sắc huyết: tím, đỏ, nhạt.
• Tính chất kinh: huyết đặc, loãng hoặc thành cục. - Các rối loạn kinh nguyệt bao gồm:
• Chứng chảy máu bất thường ở tử cung. • Chứng thống kinh.
• Chứng vô kinh.