D- KINH NGUYỆT NHIỀU:
5- Thể Đàm ngăn:
Người béo mập, có nhiều đàm thấp và lớp mỡ chặn lấp kinh mạch dẫn đến khí huyết không thông gây kinh bế.
Triệu chứng:
- Kinh kỳ thường sai lệch, sắc kinh nhợt, lượng nhiều rồi tắt.
- Bụng trên đầy tức, tâm phiền, hay ọe nấc cụt, ăn ít, đàm nhiều, nhiều bạch đới. - Sắc mặt sẫm, miệng nhạt có nhớt, rêu lưỡi trắng nhờn. Mạch huyền hoạt.
6- Thể Khí uất:
Do thất tình thương tâm, hoặc tình chí uất ức không tiết đạt ra được thường sinh ra bế kinh.
Triệu chứng:
- Kỳ kinh đi sai rồi ngưng hẳn, có đới hạ.
- Sắc mặt xẫm nhạt xanh bạc, tinh thần uất ức. - Đau ngực sườn, ăn ít, ợ chua.
- Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch huyền sác.
7- Thể Tỳ hư:
Tỳ Vị không hòa, ăn uống giảm ít nên không sinh ra huyết được gây kinh bế. Triệu chứng:
- Kinh kỳ không đúng, lượng ít, sắc nhợt rồi tắt hẳn, thỉnh thoảng có bạch đới. - Sắc mặt xanh vàng, da phù thũng, chân tay lạnh, mỏi.
- Tinh thần uể oải, chóng mặt, hồi hộp, lo sợ.
- Có khi bụng dưới đầy trướng, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc rêu nứt rạn. Mạch hư trì. H- BĂNG LẬU:
Trong thời gian không phải hành kinh mà huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc xuống lai rai không dứt, gọi là Băng lậu. Bao gồm 2 chứng chính: Huyết băng và Kinh băng.
- Băng: là huyết đột nhiên xòa xuống như dội nước. - Lậu: là huyết chảy rỉ rả mãi không dứt.
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng. Băng lậu có quan hệ nhân quả mật thiết với nhau nên không tách rời được.
Bệnh danh: Băng lậu, Rong huyết, Băng trung lậu hạ.
Nguyên nhân: Cơ chế chính là do tổn thương 2 mạch Xung Nhâm, không cố nhiếp huyết được, phần nhiều là do hư hàn, hư nhiệt, thấp nhiệt, huyết ứ, khí uất.
Các thể lâm sàng: