thực hiện bớc này, GV cần hớng dẫn HS thực hiện các thao tác nh nhắc lại, đọc thầm, nói lên... những yếu tố đã cho của bài tập.
Chẳng hạn, khi hớng dẫn HS giải bài tập nhận diện mục đích nói gián tiếp của câu: "Câu in nghiêng sau đây đợc dùng để làm gì?
Dỗ mãi mà em bé không nín, cô chị bảo: Em có nín đi không? "
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Câu in nghiêng thuộc kiểu câu - Câu hỏi.nào? nào?
- Câu in nghiêng thuộc kiểu câu - Câu hỏi.nào? nào? mãi không nín.
Thông qua các hoạt động trên, HS nắm đợc các dữ kiện mà bài tập cho là: kiểu câu (câu hỏi), vai giao tiếp chị - em, tình huống giao tiếp (em khóc, chị dỗ mãi không nín).
Tuy nhiên, nếu bài tập cần giải quyết là bài tập vận dụng thì việc mô tả các dữ kiện của bài tập phải cụ thể, tỉ mỉ để HS nắm đợc các nhân tố giao tiếp đã cho chắc chắn hơn: ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào, nhằm mục đích gì, nói về điều gì, bằng kiểu câu nào....Chẳng hạn, với bài tập " Đặt câu khiến phù hợp với tình huống: Em gọi điện thoại cho bạn, gặp ngời đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em", thì các nhân tố giao tiếp cần đợc làm rõ là: vai giao tiếp là cháu - bác, tình huống giao tiếp là gặp trên điện thoại, mục đích giao tiếp là để bác chuyển máy cho bạn - con bác, kiểu câu là câu khiến. Với bài tập này, có một nhân tố giao tiếp HS phải tự xây dựng khi tạo lập câu là nội dung giao tiếp. Tất cả các nhân tố khác bài tập đã cho.
Bớc 2:Xác định lệnh (yêu cầu) của bài tập
Bớc này giúp HS chỉ ra đợc hoạt động cụ thể mà bài tập yêu câu thực hiện.: gạch chân, nối, lựa chọn, nói, đọc, viết hay đóng vai...GV phải yêu cầu HS nói lại lệnh của bài tập. Tuy nhiên, lệnh của bài tập thông thờng rất ngắn gọn, dễ hiểu, khi HS đã thực hiện tốt bớc 1 thì sẽ thực hiện tốt bớc này.
Bớc 3: Thực hiện lệnh của bài tập. HS sẽ thực hiện yêu cầu của bài tập theo hình thức tổ chức (cá nhân, nhóm...) mà GV qui định và trình bày kết quả đạt đợc. Đối với kiểu bài tập nhận diện nhằm củng cố kiến thức lý thuyết nên kết quả làm việc của HS sẽ có sự phân hoá. Nếu có HS làm bài kém vì cha nắm vững lý thuyết GV cần dùng biện pháp đàm thoại giúp HS nhớ lại các tri thức lý thuyết cần thiết. Có nghĩa là những HS này sẽ lặp lại thao tác phân tích- chứng minh, trong khi các HS khác thực hiện thao tác phân tích - phán đoán.
Đối với bài tập vận dung, HS phải lựa chọn hoặc tạo lập các câu nói, các tình huống cho phù hợp với dữ kiện của bài tập.