M: yêu mến, quí mến
3. Các biện pháp giải nghĩa từ ở tiểu học
ở tiểu học, có những biện pháp giải nghĩa từ sau:
Biện pháp 1: Giải nghĩa từ bằng trực quan: là biện pháp đa ra các đồ thật, vật thật, sơ đồ, tranh ảnh…để giải nghĩa. ở tiểu học, biện pháp giải nghĩa từ này thờng đợc thiết kế thành các bài tập nh sau:
(1) Nói tên các loài chim trong những tranh sau:
(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt)
(Tiếng Việt 2, tập 1, tr 35) (2) Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi đợc tả trong các tranh sau:
(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 147)
Biện pháp 2: Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh: đa từ vào đơn vị lớn hơn nh câu, đoạn, bài, tình hống giao tiếp…, nghĩa của từ tự bộc lộ nhờ ngữ cảnh.
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “ngây ngất” giáo viên đa câu “Ngoài bãi, hơng hoa tràm thơm ngây ngất .”
Biện pháp 3: Giải nghĩa từ bằng từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ đó.
Ví dụ: Chăm học, chăm làm là siêng học, siêng làm. Sạch sẽ là không bẩn thỉu. Biện pháp này ở tiểu học thờng đợc thiết kế dới dạng bài tập tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho trớc. HS tìm đợc từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cho trớc tức là HS đã hiểu đợc nghĩa của từ.
Ví dụ: Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.
M: đẹp xinh–
(Tiếng Việt 5, tập 1, tr. 8)
Biện pháp 4: Giải nghĩa từ bằng cách so sánh đối chiếu từ với từ khác.
Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi”, so sánh với “núi”: đồi thấp hơn núi, sờn đồi thoai thoải hơn sờn núi.
Biện pháp 5: Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành từ tố. Biện pháp này thờng áp dụng đối với từ Hán –Việt.
Ví dụ: Giải nghĩa từ Quốc kỳ, quốc: nớc, kỳ: cờ. Quốc kỳ: Cờ của nớc.
Biện pháp này liên quan tới vốn hiểu biết yếu tố Hán- Việt, vì vậy không nên xây dựng bài tập để HS trực tiếp giải nghĩa từ mà thông qua hệ thống bài tập phân loại, quản lý vốn từ kết hợp cung cấp nghĩa của từ.
Ví dụ: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng
trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm).
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”. M: trung thu
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”. M: trung thành
( Tiếng Việt 4, tập 1, tr 63)
Biện pháp 6: Giải nghĩa bằng định nghĩa: là biện pháp làm rõ nội dung từ bằng một định nghĩa. Hiện nay ở tiểu học, biện pháp này đợc xây dựng thành ba dạng bài tập sau:
Dạng 1: Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu xác lập sự tơng ứng. Có thể phân dạng bài tập này thành hai loại nhỏ.
- Nối từ với nghĩa tơng ứng:
Ví dụ: Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho từ ở cột A:
A B
Lễ Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội
Hội Cuộc vui tổ chức cho đông ngời dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt. Lễ hội Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
- Lựa chọn nghĩa đúng với từ:
Ví dụ: Theo em thám hiểm là gì ? Chọn ý đúng để trả lời: a) Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.
a) Đi chơi xa để xem phong cảnh.
c) Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm.
(Tiếng Việt 4, tập 2, tr 105)
Dạng 2: Đặt câu hỏi trực tiếp (cho từ, tìm nghĩa của từ). Ví dụ: (1) Em hiểu các thành ngữ dới đây nh thế nào?
a) Cầu đợc ớc thấy.
b) Ước sao đợc vậy.
c) Ước của trái mùa.
d) Đứng núi này trông núi nọ.
(Tiếng Việt 4, tập 1, tr 88)
Dạng 3: Cho nghĩa của từ, yêu cầu tìm từ. Dạng bài tập giải nghĩa từ này có trong các trò chơi giải ô chữ. Phần gợi ý là nghĩa của từ. Ô chữ phải giải chính là từ cần tìm.
Ví dụ: bài tập giải ô chữ:
a) Có thể điền những từ ngữ nào vào các ô trống ở từng dòng dới đây? - Dòng 1: Cùng nhau ăn thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu. - Dòng 2: Ngời chuyên sáng tác âm nhạc.
- Dòng 3:... (Tiếng Việt 3, tập 2, tr 76)