Phân loại, quản lý vốn từ

Một phần của tài liệu Luyện từ và câu (Trang 43 - 44)

M: yêu mến, quí mến

2.5.Phân loại, quản lý vốn từ

Loại bài tập này gồm các dạng sau:

Dạng 1: Dựa vào tiêu chí nghĩa. Dạng bài tâp này chia từ thành các trờng nghĩa nhỏ hơn dựa trên một số nét đồng nhất nào đó về nghĩa của từ hoặc phân thành từ trái nghĩa, đồng nghĩa, danh từ, động từ, tính từ…

Ví dụ: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nớc, dựng xây, nớc nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.

a) Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc

b) Những từ cùng nghĩa với bảo vệ

c) Những từ cùng nghĩa với xây dựng

(Tiếng Việt 3, tập 2, tr. 17)

Dạng 2: Dựa vào phạm vi sử dụng từ ngữ

Ví dụ: Chọn và xếp các từ sau vào bảng phân loại:

Bố/ ba, mẹ/ má, anh cả/ anh hai, quả/trái, hoa/ bông, dứa/ thơm/ khóm, sắn/mì, ngan/ vịt xiêm.

Từ dùng ở miền Bắc Từ dùng ở miền Nam (Tiếng Việt 3, tập 2, tr. 107)

Dạng 3: Dựa vào yếu tố Hán –Việt

Ví dụ: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm).

a) Trung có nghĩa là “ở giữa” M: trung thu

b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” M: trung thành

(Tiếng Việt 4, tập 2, tr. 63)

Dạng 4: Dựa vào cấu tạo từ

Ví dụ: Viết các từ ghép (đợc in đậm) trong những câu dới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép:

a) Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đập trên đờng ray và tiếng máy bay

gầm rít trên bầu trời.

b)….

Từ ghép có nghĩa tổng hợp M: ruộng đồng

Từ ghép có nghĩa phân loại M: đờng ray

(Tiếng Việt 4, tập 2, tr. 44)

Một phần của tài liệu Luyện từ và câu (Trang 43 - 44)