Phơng pháp hớng dẫn HS thực hiện bài tập Đặt câu theo mẫu

Một phần của tài liệu Luyện từ và câu (Trang 69 - 70)

M: săn sóc, khéo léo, luôn luôn,

3. Phơng pháp hớng dẫn HS thực hiện bài tập Đặt câu theo mẫu

- Khi hớng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập Đặt câu theo mẫu, GV phải chú ý thao tác phân tích mẫu và cơ chế của mẫu. Phải giúp HS hiểu rõ mẫu câu trong bài tập thuộc dạng nào: Ai làm gì, Ai là gì? hay Ai thế nào? Từ ngữ nào có thể xuất hiện ở vị trí trả lời câu hỏi Ai? Từ nào có thể xuất hiện ở các vị trí trả lời câu hỏi làm gì?, là gì?, nh thế nào?. Nếu HS lúng túng khi phân tích mẫu, GV có thể liên hệ, củng cố lại kiến thức về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm để giúp HS hiểu đợc cơ chế của ba mẫu câu này.

Khi HS tiến hành việc bắt chớc mẫu, tạo ra các câu khác nhau, GV nên tuỳ vào năng lực của HS để đặt ra các yêu cầu bổ sung về độ khó, hay về nội dung của câu. Thông thờng, bài tập đặt câu theo mẫu chỉ yêu cầu đặt câu đúng mẫu cho nên đối với những HS khá, giỏi rất dễ có cảm giác nhàm chán. GV nên yêu cầu các HS này tạo ra các câu hay, có nội dung tinh tế, tránh tình trạng HS lời suy nghĩ, tạo ra các câu có nội dung quá đơn giản nhng có cấu tạo đúng mẫu.

Phải gắn yêu cầu HS huy động những hiểu biết thu nhận đợc khi học Mở rộng vốn từ, tập đọc, tập làm văn để giải quyết loại bài tập này, có nh vậy các câu HS tạo ra mới sinh động, sáng tạo, gần gũi thực tế giao tiếp.

Đối với bài tập Sắp xếp từ thành câu, sau khi phân tích mẫu, cần hớng dẫn HS lựa chọn các từ có nội dung tơng hợp và có khả năng kết hợp với nhau để tạo thành câu đúng mẫu.

Đối với bài tập Lựa chọn từ đặt câu, khi đánh giá, GV nên chú ý xem xét khả năng hiểu nghĩa, sự tơng hợp về sắc thái ngữ nghĩa giữa từ HS lựa chọn với đối tợng HS nói đến.

Đối với bài tập Đặt câu theo đề tài đã cho, GV nên cho HS phát huy tính sáng tạo của từng em. Có thể cho một HS đặt nhiều câu nói về một đề tài mà các câu đó có sự liên kết với nhau tạo thành một đoạn. Nh thế, sẽ có tác dụng phát huy khả năng diễn đạt ở dạng văn bản độc thoại cho HS.

- Để dạy tốt các kiểu bài tập Đặt câu theo mẫu, GV phải nắm chắc đặc điểm ngữ pháp của ba kiểu câu trần thuật đơn trong tiếng Việt. Nh vậy, GV mới có cơ sở đánh giá chính xác những câu HS đặt đợc, và cũng có cơ sở đa ra những yêu cầu bổ sung cho HS.

Đánh giá hoạt động 1

Bạn hãy đánh dấu vào ô trống trớc câu trả lời đúng nhất:

1. Bài tập Đặt câu theo mẫu ở tiểu học có: a) 1 dạng

b) 2 dạng c)  3 dạng

2. Mục đích của việc dạy bài tập Đặt câu theo mẫu cho HS tiểu học là: a)  Rèn luyện kỹ năng đặt câu đúng cho HS.

b) Hình thành biểu tợng về ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? cho HS. c)  Cả hai mục đích trên.

3. Khi hớng dẫn HS giải các bài tập Đặt câu theo mẫu, GV phải lu ý những vấn đề nào sau đây:

a) Giúp HS nắm đợc mẫu câu và hiểu đặc điểm của mẫu câu. b)  Tuỳ vào năng lực của HS để đặt ra yêu cầu bổ sung cho bài tập.

c)  Giúp HS liên hệ, vận dụng hiểu biết về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm vào phân tích mẫu và đặt câu.

d)  Giúp HS vận dụng những hiểu biết khi học Mở rộng vốn từ, tập đọc, tập làm văn vào giải quyết bài tập.

e)  Tất cả các vấn đề trên.

4. Điểm khác nhau về phơng pháp hớng dẫn HS giải các dạng bài tập Đặt câu theo mẫu?

Hoạt động 2 :

Xây dựng phơng pháp dạy học bài tập Đặt và trả lời câu hỏi

Thời gian: 0,5 tiết

Nhiệm vụ của hoạt động 2

1. Đọc SGK Tiếng Việt các lớp 2, 3 để:

a) Thống kê và phân loại bài tập Đặt và trả lời câu hỏi.

b) Phân tích mục đích, ý nghĩa của bài tập Đặt và trả lời câu hỏi; chỉ rõ điểm khác nhau của các dạng bài tập. (Thực hiện ở nhà)

2. Thảo luận nhóm về phơng pháp dạy các dạng bài tập Đặt và trả lời câu hỏi; ghi lại thu hoạch của bản thân về những điểm cần lu ý khi hớng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập này. (Thực hiện ở lớp)

Thông tin cho hoạt động 2

Một phần của tài liệu Luyện từ và câu (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w