A= p l+[l-(l+r) +
2.2- Thức trang về vốn và công nghê tai các doanh nghiệp 2.2.1-Số lượng
2.2.1-Số lượng
Có thể chia doanh nghiệp Việt Nam ra thành 2 khu vực : khu vực kinh tế Nhà nước (DNNN) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (DNNQD). Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện cải cách mạnh mẽ khu vực DNNN, do đó số lượng DNNN ngày càng giảm. Năm 2003 chỉ còn 4.800 DNNN so với hơn 12.300 doanh nghiệp vào năm 1989. Mặt khác, cùng với sự giảm thiểu về số lượng DNNN, Nhà nước cấp bổ sung vốn cho các DNNN. Do đó, qui mô của từng DNNN ngày càng lớn, dởn đến sự sụt giảm số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong khu vực kinh tế Nhà nước . số liệu thống kê tổng hợp cho thấy tỷ trọng các DNVVN ở khu vực này giảm từ 84,8% năm 1992 xuống còn khoảng 60% năm 2003 .
Trong khi đó, với sự khuyến khích của Đàng và Nhà nước , khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển mạnh. Theo báo cáo đánh giá kết quả 4 năm thi hành Luật doanh nghiệp, năm 1990, cả nước không có một doanh nghiệp tư nhân nào thì từ 1991 đến 1999 đã có khoảng 45.000 doanh nghiệp đăng ký . Chỉ trong vòng gần 4 năm, từ năm 2000 đến tháng 9/2003 có thêm 72,601 doanh nghiệp mới đăng ký nâng tổng số doanh nghiệp cùa khu vực tư nhân ở nước ta lên gần 120.000 doanh nghiệp . Hiện nay các DNVVN ngoài quốc doanh chiếm khoảng 97% tổng số các DNNQD.
Từ ngày 29/6 đến 6/7/2004, số doanh nghiệp mới thành lập ở TPHCM tiếp tục tăng cao với 263 doanh nghiệp , tổng vốn đăng ký trên 414 tỷ đồng . Doanh nghiệp có vốn đăng ký cao nhất là Công ty cổ phần điện tử Tân Bình (70 tỷ đồng ), có vốn đăng ký thấp nhất là doanh nghiệp tư nhân Trần Lê Vũ (18 triệu đồng).