Đánh giá hoạt đỏng của thi trường cho thuê tài chính 2.5.1 Những thành tích đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển phương thức tài trợ cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập (Trang 76 - 80)

- Đang tiếp tục phát triển ổn định

2.5-Đánh giá hoạt đỏng của thi trường cho thuê tài chính 2.5.1 Những thành tích đạt được

2.5.1- Những thành tích đạt được

So với các nước trong khu vực , sự ra đời của thị trường cho thuê tài chính Việt Nam là muộn hơn nhưng nó hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước, bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định .

• Hoàn thiện dần hệ thống luỉt tài chính ngân hàng ở Việt Nam

Trong xu thế hội nhỉp với nền kinh tế thế giới , Việt Nam cần phải có hệ thống pháp luỉt rõ ràng, đồng bộ . Sự ra đời của hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính trong thời gian qua bước đầu làm hoàn thiện đần hệ thống luỉt tài chính ngân hàng ở Việt Nam .

• Góp phần xây dựng và hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam

Cùng với thị trường chứng khoán , sự ra đời và hoạt động khá tốt trong thời gian qua của thị trường cho thuê tài chính đã góp phần hoàn thiện hơn thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường vốn nhằm đáp ứng được yêu cầu cải tổ hệ thống tài chính - tiền tệ Việt Nam , đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và phù hợp với hệ thống tài

chính quốc tế, tạo điểu kiện tiền đề cho chúng ta tham gia quá trình hội nhỉp và tiếp nhỉn luồng đầu tư tài chính từ bên ngoài.

• Góp phần đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhỉp.

Hoạt động cho thuê tài chính đã trở thành kênh dẫn vốn cần thiết cho nền kinh tế và đã có những đóng góp nhất định trong việc tài trợ vốn dẫu tư trung- dài hạn cho các doanh nghiệp để trang bị và đổi mới máy móc thiết bị , đổi mới công nghệ sản xuất, chuẩn bị cho quá trình hội nhỉp .

• Là phương thức tài trợ đặc biệt phù hợp với các DNVVN thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh . với tính chất đa dạng, năng động trong sản xuất kinh doanh

nhưng lại thiếu vốn đầu tư, phương thức tài trợ cho thuê tài chính với thủ tục đơn giản, điều kiện đễ dàng đã thực sự là kênh trợ vốn đắc lực cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.

2.5.2- Những t ồ n tại của hoạt động cho thuê tài chính

• Địa bàn hoạt động của các CTCTTC không được phân bổ đều giữa các vùng,

miền

Trong 8 CTCTTC đang hoạt động tại Việt Nam thì có 5 công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội ( CTCTTC Ngân hàng công thương Việt Nam , CTCTTC Ngân hàng ngoại thương Việt Nam , CTCTTC Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam , CTCTTC ì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, CTCTTC ANZ V-TRAC) và 3 công ty đặt trụ sở chính tại TP.HCM (CTCTTC li Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , CTCTTC Quốc tế Việt Nam , CTCTTC Kexim Việt Nam ). Ngoài ra, một số công ty đã mở rộng mạng lưới cùa mình thông qua việc mở chi nhánh ở địa phương , cụ thể : CTCTTC li Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã mở 2 chi nhánh tại TP Đà Nựng (năm 2001) và TP cần Thơ (năm 2002) ; CTCTTC ì Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã mở một chi nhánh tại Hải Phòng (2002); CTCTTC Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã mở một chi nhánh tại TP.HCM .

Từ thực tế đó cho thựy rằng thị trường cho thuê tài chính chưa được phân bổ đều giữa các khu vực trong cà nước mà chỉ tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là Hà Nội và

TP.HCM.

• Các chính sách tài chính chưa có sự ưu đãi thoa đáng để tạo ra sự đột phá trong việc thúc đẩy phát triển cho thuê tài chính

- Theo qui định hiện hành về thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp tự đầu tư vào tài sản hoặc vay tiền ngân hàng để đầu tư thì doanh nghiệp được khựu trừ thuế giá trị gia tăng ngay từ đầu , nhưng nếu tài sản đó do CTCTTC mua cho doanh nghiệp thuê thì doanh nghiệp chỉ được trà thuế giá trị gia tăng dần theo hợp đồng . Như vậy doanh nghiệp thuê sẽ phải chịu một khoản phí do lãi tính ttên thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn trả . Điều này gây bựt lợi cho cả CTCTTC lẫn doanh nghiệp thuê . Chính sách thuế chưa bình đẵng trong quan hệ tín đụng giữa ngân hàng vả CTCTTC đã làm cho

các doanh nghiệp không muốn sử dụng dịch vụ thuê tài chính m à tìm mọi cách vay tiền ngân hàng, trong khi đó các ngân hàng lại luôn thiếu vốn trung và dài hạn . - về thuế nhập khẩu : vừa qua Bộ Tài chính đã có chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị do doanh nghiệp nhập để sản xuất hàng xuất khẩu , nhưng CTCTTC nhập máy móc thiết bị ... theo yêu cặu cùa doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để cho thuê thì vẫn chịu mức thuế giống như các mặt hàng khác . Điều này vừa không khuyến khích CTCTTC phát triển dịch vụ cho thuê , vừa không khuyến khích các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tham gia thị trường cho thuê tài chính .

• Đối tượng cho thuê và hình thức thuê chưa đa dạng

- Tài sản cho thuê tài chính chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đơn lẻ được mua từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu nhưng chất

lượng và công nghệ chỉ ở mức trung bình khá. Các thiết bị hiện đại hay dây chuyền công nghệ cao thì vẫn chưa được bên thuê hay bên cho thuê khai thác .

- Trong văn bản hiện hành qui định về nghiệp vụ cho thuê tài chính của ngân hàng thì đối tượng thuê tài chính là cá nhân có đăng ký kinh doanh , hộ gia đình, doanh nghiệp các tổ chức khác thuộc đối tượng được vay vốn của các tổ chức tín dụng .

Nhưng trên thực tế , vì nhiều lý do, mới chỉ có doanh nghiệp - chủ yếu là DNVVN tiếp cận kênh túi dụng này.

- Về hình thức cho thuê tài chính , chủ yếu áp dụng loại cho thuê có sự tham gia của 3 bên ( CTCTTC, người đi thuê và nhà cung cấp ); thuê mua trả góp ; còn giao dịch bán và tái thuê thì mặc dù đã có văn bản hướng dẫn nhưtig trên thực tế chưa được triển khai rộng rãi. Để giảm rủi ro cho CTCTTC và nâng cao trách nhiệm của bên đi thuê, các hợp đồng thuê tài chính đều qui định bên thuê phải ứng trước 10%, 20%, thậm chí 30% giá trị tài sản thuê. Chính những qui định này của các CTCTTC đã làm giảm đi những lợi thế vốn có của cho thuê tài chính so với tín dụng ngân hàng.

• Phương thức cho thuê tài chính hầu như còn xa lạ với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu đổi mới, tăng cường máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết đều phải sử dụng nguồn vốn tự có ,

nguồn vốn vay ngân hàng hay vay vốn tặ thị trường tự do với lãi suất cao để tự mua sắm hoặc mua trả chậm . Các nhà đầu tư , dân chúng chưa được biết đến hình thức cho thuê tài chính một cách rộng rãi như là một kênh huy động vốn và tín dụng ngân hàng truyền thống khác . Sự thiếu quảng bá của loại hình cho thuê tài chính đối với công chúng và doanh nghiệp , đặc biệt là các DNVVN cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chậm chạp của loại hình dịch vụ tài trợ này . • Dư nợ của phương thức cho thuê tài chính còn thấp so với tổng mức tín dụng Theo báo cáo cùa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tổng dư nợ cho thuê của các CTCTTC năm 2000 là 804,4 tỷ đồng , năm 2001 là 1.535,2 tỷ đồng , năm 2002 dư nợ cho thuê tài chính cùa các CTCTTC đạt 2.544,5 tỷ đồng . Đến cuối năm 2003 dư nợ vào khoảng trên 4.000 tỷ đồng .

Trong vài năm gần đây, mặc dù có tốc độ phát triển khá nhanh song tỷ trọng vốn đầu tư qua kênh cho thuê tài chính vẫn còn quá nhỏ trong tổng mức tín dụng của toàn bộ các tổ chức tài chính , tín dụng của cả hệ thống ngân hàng thương mại đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam . Tỷ lệ dư nợ không vượt quá Ì % so với tổng dư nợ của các ngân hàng trong những năm gần đây . Còn khi xét riêng trên tiêu chuẩn dư nợ trung và dài hạn thì dư nợ cho thuê tài chính đã đạt tỷ lệ là 1,76% trong năm 2001 và tăng lên 2,11% trên tổng dư nợ trung và dài hạn trong năm 2003 .

• Giá cả cho thuê tài chính tài chính còn cao :

Lãi suất cho thuê tài chính thường cao hơn lãi suất vay vốn cùng loại của các ngân hàng tặ 20-25% . Doanh nghiệp thuê tài chính ngoài việc phải chịu lãi suất cho thuê tài chính cao còn phải chịu thêm nhiều chi phí, lệ phí và thuế khác, cụ thể :

- Một trong những loại phí làm tăng giá cho thuê đó là chi phí kiểm định, đăng ký tài sản, công chứng hợp đồng ... do qui trình nghiệp vụ cần thiết phải có công ty giám định chít lượng và giá tài sản đối với trường hợp phải cho thuê tài sản đã qua sử

dụng hay là tài sản phải đăng ký lưu hành như phương tiện vận chuyển thủy , bộ ; việc các hợp đồng thuê phải công chứng hoặc đăng ký tại một cơ quan quản lý đã làm phát sinh chi phí mà người thuê phải chịu trong khi nếu mua sắm trực tiếp thì bên thuê có thể giảm bỷt được loại chi phí này .

Một phần của tài liệu Phát triển phương thức tài trợ cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp trong quá trình hội nhập (Trang 76 - 80)