nhỏ, trong đó phần lớn là DNVVN ngoải quốc doanh.
2.2.2- về vốn
Theo k ế t quả điều tra của chương trình phát triển dự án sông Mekong (MPDF), có đến 69,5% số doanh nghiệp nhỏ và 4 7 % số doanh nghiệp vừa ở Việt Nam gặp phải khó khăn đầu tiên về vốn ; 5 3 % số giám đốc doanh nghiệp được hỏi xác định không tìm được vốn đầu tư là khó khăn hàng đầu trong 3 vấn đề khó khăn nhất m à doanh nghiệp phải đối mặt.
Bảng 6: Những hạn chế chủ yếu theo xác định của các giám đốc
Không tìm được vốn đầu
tư
Thiếu thông tin Thiếu vốn lưu động Khủng hoảng kinh t ế Đông Á Chính sách Chính phủ không rõ ràng 5 3 % 4 1 % 3 9 % 1 9 % 1 6 %
Nguồn: Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân số 8 - MPDF
Một cuộc điều tra 452 doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Viện Quản lý Kinh t ế Trung ương tiến hành cho thấy xét về cơ cấu vốn, các DNNQD chủ yếu vẫn dựa vào nội lực của mình. Hạ thường bắt đầu công việc kinh doanh và mở rộng qui m ô hoạt động bằng vốn tự có và các nguồn tín dụng không chính thức (vay mượn của người thân, bạn bè .. ). số doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn tín dụng là không nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các DNNQD, đặc biệt là các DNVVN.
Biểu đổ 2: Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Vốn vay từ N H T M cổ phần Vốn vay từ N H T M quốc doanh V ố n vay từ bạn bè, hạ hàng
1 1 % 2 1 %
4 5 %
0 % 1 0 % 2 0 % 3 0 % 4 0 % 5 0 %
Nguồn: Hội thảo " Khung pháp lý cho khu vực lánh tế tư nhãn ở Việt Nam "- Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.
Các doanh nghiệp khai thác vốn chủ yếu từ 2 nguồn: nguồn vốn vay phi chính thức
( bao gồm các nguồn vay nặng lãi bên ngoài, vay mượn của người thân, bạn bè ...) và nguồn vốn chính thức (bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, các quỹ hỗ trợ phát triển , các nguồn vốn tín dụng thương mại), trong đó chủ yếu là nguồn thứ nhất vì khi tiếp cận vải khu vực tài chính chính thức, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó
khăn khách quan và chù quan do :
- Qui định và thủ tục vay vốn phức tạp, thủ tục thế chấp tài sản ngặt nghèo ( chỉ được vay 50-60% giá trị tài sản thế chấp), chi phí giao dịch cao .
- Doanh nghiệp không có hoặc không đủ tài sản thế chấp để vay vốn, phương pháp định giá tài sản thế chấp không rõ ràng và các quyết định của ngân hàng trong vấn đề này còn rất tùy tiện, thủ tục bảo lãnh thì rườm rà .
- Bản thân doanh nghiệp không có phương án kinh doanh đủ sức thuyết phục, chưa đáp ứng được các qui định về tổ chức doanh nghiệp , hạch toán kế toán ... nên ngại
tiếp cận để vay .
Theo Viện Nghiên cứu phát triển , hơn 70% doanh nhân đầu tư vốn ban đầu bằng con đường dành dụm và vay mượn của bạn bè . Khi có nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh , các doanh nghiệp thường phải vay vốn từ các tổ chức phi tài chính và đôi khi họ phải trả cho người cho vay lãi suất cao gấp 3 đến 6 lần lãi suất ngân hàng, trong khi đó lại có tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng thương mại. - Thực tế này cho thấy một nguyên nhân khác là trình độ kém phát triển của hệ thống tài chính , hệ thống ngân hàng cũng cản trở khả năng luân chuyển vốn tiết
kiệm đến các nhà đầu tư . Sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối vải doanh nghiệp còn yếu , đặc biệt là đối vải DNVVN khả năng tiếp cận vốn ngân hàng và TTCK còn rất khó khăn.
Mặc dù Nhà nưảc đã có chính sách mở cửa thị trường tín dụng nhưng điều đáng ngạc nhiên là tỷ suất nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp vừa và nhỏ lại vô cùng khiêm tốn, trung bình là 229 tr. đồng/1.710 tr. đồng (8%) trong một doanh nghiệp nhỏ có vay nợ.
Cũng chỉ có một nửa S Ố D N V V N được điều tra là có vay nợ, hầu hết là nợ ngắn hạn và vay từ các nguồn khác nhau. Điểu tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy có rất ít doanh nghiệp thành công trong việc tiếp cận nguồn vốn chính thỏc. Đa số các doanh nghiệp dựa vào dự giúp vốn của bạn bè , người thân. M ộ t số không nhỏ các doanh nghiệp đã tiếp cận thành công nguồn vốn của những cá nhân chuyên cho vay .