II. KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
3. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
3.4. Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng quy định của chếđộ quản lý tài chính.
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động như hoạt động sản xuất, chế biến; hoạt động kinh doanh thương mại; hoạt động dịch vụ; hoạt động tài chính; hoạt động khác;…Trong từng loại hoạt động kinh doanh, có thểđược hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ,…(nếu có nhu cầu).
Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
3.5. Hạch toán tổng hợp [4]
¾ Kết chuyển các khoản thu
Kết chuyển các khoản doanh thu thuần của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụđã tiêu thụ bên ngoài, kế toán ghi:
Nợ 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có 911 Xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển doanh thu tiêu thụ nội bộ, kế toán ghi:
Nợ 512 Doanh thu nội bộ
Có 911 Xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, kế toán ghi:
Nợ 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Có 911 Xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ 711 Thu nhập khác
Có 911 Xác định kết quả kinh doanh ¾ Kết chuyển các chi phí
Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụđã tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh Có 632 Giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng, kế toán ghi:
Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh Có 641 Chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển chi phí tài chính, kế toán ghi:
Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh Có 635 Chi phí hoạt động tài chính
Kết chuyển chi phí khác, kế toán ghi:
Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh
Có 811 Chi phí khác
¾ Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
- Số lãi trước thuế của hoạt động kinh doanh trong kỳđược ghi nhận như sau: Nợ 911 Xác định kết quả kinh doanh
Có 421 Lợi nhuận chưa phân phối - Số lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳđược ghi như sau:
Nợ 421 Lợi nhuận chưa phân phối
635, 811
821
Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp K/c chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác 632 K/c giá vốn hàng bán 511,512 K/c doanhh thu bán hàng, doanh thu hàng bán nội bộ 515, 711 K/c doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác 421 Kết chuyển lỗ 641, 642 K/c chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 421 Kết chuyển lãi 911
3.6. Sơđồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh [3]
3.7. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp [6]
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
Kế toán sử dụng TK821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiêp”, chi phí thuế TNDN tăng ghi bên Nợ và giảm ghi bên Có.
Nội dung và phương pháp phản ánh:
( 1) Hàng quí khi tạm nộp thuế TNDN, kế toán ghi:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK821 (8211) Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK3334 Thuế TNDN
- Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK3334 Thuế TNDN
Có TK111,112 Số tiền nộp thuế
(2) Cuối năm căn cứ số thuế TNDN thực tế phải nộp cuối năm, kế toán ghi: - Số thuế TNDN phải nộp bổ sung:
Nợ TK821 (8211) Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK3334 Thuế TNDN
+ Khi nộp thuế TNDN, kế toán ghi: Nợ TK3334 Thuế TNDN
Có TK111,112 Số tiền nộp thuế
- Số thuế TNDN phải nộp trong năm nhỏ hơn sốđã tạm nộp trong năm, kế toán ghi:
Nợ TK3334 Thuế TNDN
Có TK8211 Thuế TNDN hiện hành
(3) Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế TNDN phải nộp. Doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí thuế TNDN hiện hành, kế toán ghi:
- Nếu phải nộp bổ sung: + Số phải nộp:
Nợ TK8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK3334 Thuế TNDN
+ Khi nộp, kế toán ghi:
Nợ TK3334 Thuế TNDN
Có TK111,112 Số tiền nộp thuế - Nếu được ghi giảm chi phí thuế TNDN:
Nợ TK3334 Thuế TNDN
Có TK8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành
(4) Khi kết chuyển chênh lệch bên Nợ và bên Có TK821 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
- Nếu bên Nợ TK821 > bên Có TK821 Nợ TK911 Xác định kết quả kinh doanh Có TK821 Chi phí thuế TNDN - Nếu bên Nợ TK821 < bên Có TK821 Nợ TK821 Chi phí thuế TNDN Có TK911 Xác định kết quả kinh doanh
(5) Sau đó khi xác định được lợi nhuận sau thuế kế toán tiến hành kết chuyển: - Kết chuyển lãi Nợ TK911 Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421 Lợi nhuận chưa phân phối - Kết chuyển lỗ Nợ TK421 Lợi nhuận chưa phân phối Có TK911 Xác định kết quả kinh doanh
Sơđồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
¾ Kết luận: Vậy để hạch toán và xác định kết quả kinh doanh một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời thì chúng ta cần làm tốt công tác kế toán doanh thu và chi phí. Đặc biệt chúng ta cần chú ý tới nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ
hạch toán.
Chương này đã trình bày cơ sở lí luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Qua đó chúng ta đã hiểu được doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là gì, vai trò và tầm quan trọng của kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Từ đó ta nhận thấy rằng việc hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Tiếp đó là nội dung chi tiết của các tài khoản liên quan đến việc tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Dựa trên cơ sở này giúp chúng ta đánh giá tốt hơn thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần VINACAM trong chương tiếp theo.
Số thuế TNDN hiện
hành phải nộp trong kỳ K/c chi phí thuế TNDN
3334 821 911
Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp
Chương II
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN
DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAM
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VINACAM
I. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế
toán tại công ty cổ phần VINACAM.
1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần
VINACAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát
triển của công ty
1.1.1, Giới thiệu chung [2]
- Tên công ty : Công ty cổ phần VINACAM
- Tên giao dịch: Vinacam joint stock company - Tên viết tắt : Vinacam SJC - Địa chỉ : 28 Mạc Đỉnh Chi, phường Đakao, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh - Điện thoại : 08.3825 0322 - Fax : (08) 3824 5500 - Email:vinacamstar@vnn.vn Hoặc:Vinacamwelcome@vnn.vn - Website: www.vinacam.com.vn 1.1.2, Quá trình hình thành và phát triển của công ty [2]
Công ty cổ phần Vinacam được thành lập theo quyết định số 45VT-HĐQT/QĐ ngày 02/04/2005 của HĐQT tổng công ty vật tư nông nghiệp về việc phê duyệt đề án góp vốn thành lập công ty cổ phần Vinacam và được cấp giấy phép kinh doanh số 4103003408 do sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 19/05/2005,
có vốn đăng ký là 34 tỷđồng (Từ 01/01/2008 đã được điều chỉnh lên 52 tỷ theo quyết nghị của Đại Hội CổĐông lần thứ II).
Công ty cổ phần VINACAM là một đơn vị kinh tế trực thuộc bộ nông nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa, với ngành nghề kinh doanh chính:
1. Xuất nhập khẩu phân bón hoá học & kinh doanh nông sản 2. Sản Xuất đồ gỗ và các sản phẩm ngành nhựa xuất khẩu. 3. Dịch vụ vận tải, đóng gói, đại lý ký gởi hàng hoá. 4. Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư.
5. Kinh doanh Nông dược
Chỉ vài năm sau khi cổ phần hoá, theo định hướng “Hợp tác cùng phát triển”, với khả năng nắm bắt thị trường chính xác, phương thức kinh doanh linh hoạt và uy tín cùng với hệ thống Đại lý tiêu thụ chuyên nghiệp rộng khắp trên toàn quốc, Vinacam đã nhanh chóng trở thành một trong những nhà nhập khẩu phân bón lớn nhất tại thị trường Việt Nam.
Năm 2006 và 2007, mỗi năm Vinacam đã cung ứng cho thị trường gần 600 ngàn tấn phân bón các loại với doanh số trên 2.500 tỷđồng. Công ty được các nhà cung cấp nước ngoài đánh giá là nhà phân phối và nhập khẩu phân bón uy tín hàng đầu Việt Nam. Trong hai năm (2007- 2008) liên tiếp Vinacam vinh dựđược có mặt trong Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500 do Báo điện tử Vietnamnet tổ chức bình chọn.
Những năm gần đây công ty cổ phần Vinacam không ngừng mở rộng trong lĩnh vực giao dịch khách hàng, hệ thống vật chất, mở rộng mạng lưới giao dịch trong kinh doanh tại Thành Phố Hồ Chí Minh, trọng tâm là khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Tây.
1.1.3, Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. đây.
Công ty CP Vinacam đăng ký kinh doanh chủ yếu các mặt hàng: - Mua bán phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh, rượu, bia, nước giải khát.
- Chế biến, mua bán lương thực, thực phẩm, hàng nông lâm thủy sản, thức ăn chăn nuôi.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu. - Môi giới vận tải.
- Dịch vụ giao nhận xếp dỡ hàng hóa….
Hiện nay mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là phân bón các loại. Công ty đang mua hàng từ các nước Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc…và mua hàng tại các nhà sản xuất phân bón tronng và ngoài nước.
Hàng phân bón của công ty tiêu thụ mạnh trong cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.
Trong quá trình kinh doanh công ty thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách nhà nước. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho thị trường trong và ngoài nước, thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước giao.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của công ty
1.2.1, Chức năng
Cung cấp các mặt hàng chủ yếu như: Mua bán phân bón, phân hữu cơ, phân vi sinh, kinh doanh nông sản, cung cấp dịch vụ vận tải, đóng gói, lưu kho...
1.2.2, Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh của công ty theo pháp luật hiện hành và theo hướng dẫn của bộ thương mại về thực hiện mục đích và nội dung sản xuất kinh doanh của công ty, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước để tổ chức và thực hiện kinh doanh có hiệu quả. [2]
1.2.3, Mục tiêu
Vinacam sẽ trở thành một tập đoàn sản xuất, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như: phân bón, nông sản, bất động sản...không chỉ hoạt động trong nước mà còn vươn ra cả thế giới trong vòng 5 năm tới.
- Vươn lên là một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung ứng và phân phối vật tư nông nghiệp... [2]
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý vàqui mô hoạt động của công ty
1.3.1, Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơđồ 2.1 :Sơđồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần VINACAM
(Nguồn: Tài liệu Phòng kế toán, Công ty cổ phần VINACAM) [2]
Mỗi một bộ phận có chức năng nhiệm vụ riêng cụ thể như sau:
Tổng Giám Đốc: Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đông và HĐQT cũng như trước pháp luật, Tổng Giám Đốc phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty. [2]
Phó tổng giám đốc 1- phụ trách kinh doanh [2]:
+ Nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước liên quan đến phân bón và những lĩnh vực nằm trong chiến lược phát triển của công ty.
+ Tổ chức và điều hành phòng nghiệp vụ kinh doanh & bán hàng theo qui định của pháp luật.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh & bán hàng:
+ Tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến mua bán hàng hóa, ký hợp đồng bảo hiểm, chỉđịnh tàu, hợp đồng bốc dỡ hàng với cảng, hợp đồng đóng gói hàng hóa, hợp đồng thuê kho bãi.
+ Thực hiện quản lý toàn bộ việc nhập xuất phân bón tại khu vực miền Nam cũng như các đại lý, báo cáo kịp thời cho Tổng giám đốc Công ty và các phòng ban có liên quan để theo dõi. Phó Tổng Giám Đốc 2 Phụ trách tài chính Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc 1 Phụ trách kinh doanh Phòng Hành Chánh tổng hợp Phòng Kế toán Phòng nghiệp vụ kinh doanh & bán hàng
Phó Tổng Giám Đốc 2- Phụ trách tài chính:
+ Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật. [2]
Phòng kế toán :
+ Tổ chức thực hiện các chuẩn mực kế tóan Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành. + Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung trung thực và có hệ thống sự tăng giảm các nguồn vốn.
+ Lập báo cáo để Tổng Giám Đốc trình HĐQT và Đại Hội Đồng Cổ đông đúng theo điều lệ công ty.
+ Phòng kế toán tài vụ là bộ phận chủ yếu trong công ty cung cấp tài liệu cho công ty kiểm toán độc lập, các đoàn thanh tra kiểm tra và các đối tượng khác theo điều lệ công ty.
Phòng Hành chánh Tổng hợp
+ Giúp việc cho Tổng Giám Đốc Công ty trong tổ chức tác nghiệp của phòng Nghiệp vụ tổng hợp, phụ trách công việc quản trị hành chánh công ty.
1.3.2, Quy mô hoạt động của công ty 1.3.2.1,Số lượng lao động [2]
Tổng số lao động của VINACAM hiện nay là 76 lao động với độ tuổi từ 23 – 45. Trong đó đội ngũ công nhân bốc xếp khoảng 30 người, còn lại là cán bộ công nhân viên. Lao động tập trung từ mọi miền đất nước, lực lượng lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết.... Trình độ văn hóa Số người Tỷ lệ Trên đại học 1 1% Đại học 30 30% Cao đẳng 8 8% Trung cấp 5 5% Phổ thông 32 32% Tổng số 76 100%
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết cấu tài sản 87% 13% Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kết cấu trình độ văn hóa của công ty 1, 1% 30, 39% 8, 11% 5, 7% 32, 42% Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Phổ thông
(Nguồn: Tài liệu Phòng kế toán, Công ty cổ phần VINACAM) [2] 1.3.2.1,Diện tích kho:
- Tổng diện tích kho bãi là 5.200m2, trong đó: 2.400m2 kho, 2.800m2 bãi, với sức chứa tới 10.000 tấn phân bón các loại, đội ngũ công nhân bốc xếp khoảng 30 người. Năng suất xếp dỡ tại kho đạt 600 tấn/ngày. [2]
1.3.3,Tổng tài sản[2]
Tính đến ngày 31/12/2009 tổng tài sản của công ty là 540.223.671.848VNĐ.Trong đó:
Tài sản ngắn hạn: 469.840.221.409 chiếm 87%
Tài sản dài hạn: 70.383.450.439 chiếm 13%
1.3.4, Thị trường tiêu thụ
Hiện nay công ty đang là nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu. Công ty đang mua hàng từ các nước Nga, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc…và mua hàng tại các nhà sản