Biểu 1: Diện tích cà phê qua các niên vụ vừa qua

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 29 - 30)

Niên vụ Diện tích (ha) Số diện tích tăng so với niên vụ trước đó (ha)

1992 /93 140.000 - 1993/94 150.000 10.000 1994/95 215.000 65.000 1995/96 295.000 80.000 1996/97 350.000 55.000 1997/98 410.000 60.000 1998/99 460.000 50.000 1999/00 520.000 60.000 2000/01 500.000 -20.000 2001/02 540.000 40.000

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Có thế thấy trong những năm qua, diện tích cà phê tăng với tốc độ nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm mà diện tích đã tăng lên gần gấp 4 lần, tuy nhiên tăng không đều. Trong niên vụ 1996/1997 diện tích cà phê tăng chậm hơn so với năm trước đó do thị trường cà phê thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng thừa vào năm 1994/1995. Tuy nhiên, do tình hình khan hiếm cà phê trong niên vụ 1998/1999, giá cà phê tăng cao nên đến niên vụ 1999/2000 diện tích cà phê lại tăng với tốc độ lớn hơn và diện tích cà phê đạt con số lớn nhất từ trước tới nay, 520.000 ha, cà phê được trồng tràn lan ở khắp nơi trong cả nước. Đến niên vụ 2000/2001, do giá cà phê trên thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng, nhiều hộ nông dân trong nước đã chặt bỏ cây cà phê để trồng các loại cây công nghiệp khác khiến cho lần đầu tiên diện tích cà phê trong nước giảm khoảng 20.000ha xuống còn 500.000ha. Nhưng sang năm 2002, giá cà phê lại phục hồi và diện tích trồng cà phê tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây

* Thứ nhất, điều kiện đất đai ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê. Việt Nam có khoảng 10,5 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 1/3 diện tích cả nước). Trong đó, có những loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazan trải dài từ cao nguyên Trung bộ đến Đông Nam Bộ. Theo thống kê của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, diện tích đất có thể trồng được cà phê gồm 3 loại đất: S1 (rất thích hợp trồng cà phê); S2 (thích hợp trồng cà phê) và S3 (ít thích hợp trồng cà phê). Tổng số diện tích đất có thể trồng được cà phê trong cả nước là 2.368.765 ha, trong đó hai loại S1 và S2 là 1.084.660 ha chiếm 46%. Nếu chỉ so sánh với hai loại đất S1 và S2 thì với diện tích cà phê khoảng 500.000 ha chúng ta mới chỉ khai thác khoảng 47%. Vì vậy quỹ đất để trồng cà phê là rất dồi dào và diện tích cà phê vẫn có thế mở rộng được trong những năm tới.

* Cà phê là một trong những loại cây công nghiệp mang lại lợi nhuận cao hơn so với cây lương thực. Theo tính toán của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì lợi nhuận của cà phê gấp 3,4 lần so với sản xuất gạo và 2,9 lần ngô. Hơn nữa, cây cà phê là một loại cây công nghiệp dài ngày, việc đầu tư ban đầu chỉ cần một lần, sau đó là đầu tư bổ sung. Điều này rất phù hợp với nguồn vốn eo hẹp của các hộ nông dân ở nước ta. Cụ thể Viện nghiên cứu đã đưa ra hiệu quả và mức vốn đầu tư cho một ha cây cà phê trồng ở Tây Nguyên, một vùng đất rất thích hợp với loại cây này, thì thứ tự mức lợi nhuận như sau (so với một số loại cây công nghiệp khác)

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam những năm gần đây” ppt (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)